CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
401 Về An Giang chiêm ngưỡng Thiên Cấm Sơn Kỳ / Chiến Khu // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 24 – 25 .- 910

Núi Cấm ( Núi Ông Cấm, Thiên Cấm Sơn) thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang. Đây là ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn hùng vĩ với độ cao 710 m so với mực nước biển. Núi sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi quanh năm. Đến đây, du khách có dịp viếng chùa, tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc, leo núi, khám phá hang động, tắm suối ...

402 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng nhìn từ mô hình Cồn Sơn / Nhóm Tác giả // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 30 – 31 .- 910

Cồn Sơn (Cần Thơ) là một điểm du lịch cộng đồng được nhiều du khách trong và ngoài nước chú ý trong những năm gần đây. Mô hình du lịch cộng đồng với nguồn nhân lực tham gia chính là người dân địa phương Cồn Sơn có thể là bài học kinh nghiệm để phát triển loại hình này ở những địa phương có điều kiện, nhu cầu tương đồng.

403 Đến Saudi Arabia khám phá không gian văn hóa Majlis / Nguyễn Danh Cường // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 42 – 43 .- 910

Saudi Arabia được gọi là " Vùng đất hai thánh đường " bởi có 2 nhà thờ hồi giáo linh thiêng là Al - Majlis - Haram (tại Mecca). Các loại hình văn hóa phi vật thể ở Saudi Arabia khá phong phú. Trong đó, không gian Majlis là một trong những di sản văn hóa đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, tượng trưng cho đối thoại giữa các nền văn hóa.

404 Ứng dụng công nghệ số với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Thị Hồng Trang // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 46 – 48 .- 910

Cuộc cách mạng lần thứ 4 (CMCN4.0) đã mở ra kỷ nguyên mới với đột phá về kỹ thuật - công nghệ mới. CMCN4.0 cũng tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển nhiều loại hình kinh tế mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, trong đó có mô hình kinh tế chia sẻ ( KTCS). Việc ứng dụng công nghệ số với mô hình KTCS trong du lịch tại Việt Nam hiện nay là thật sự cần thiết.

405 Đón đoàn khách quốc tế đầu tiên theo chương trình "hộ chiếu vac xin" / Việt Hùng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 4 – 5 .- 910

Hơn 200 du khách Hàn Quốc đã đến Phú Quốc vào trưa 20.11. Đây là đoàn khách quốc tế đầu tiên đến thành phố đảo theo chương trình thí điểm hộ chiếu vắc xin. Đúng 12 giờ ngày 20.11, chuyến bay VJ3749 của Hãng hàng không Vietjet đưa 204 du khách Hàn Quốc đến nghỉ dưỡng và du lịch tại siêu quần thể Phú Quốc United Center đã hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Sự kiện này được xem là tín hiệu khởi đầu tích cực, đánh dấu bước tiến mới trong sự nổ lực phục hồi ngành du lịch, hướng đến từng bước mở cửa và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

406 Khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam / PV // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 6 – 13 .- 910

Năm 2021, trong bối cảnh covid - 19 tiếp tục diễn biến phúc tạp, tác động nghiêm trọng đến du lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam đứng trước vô vàng khó khăn. Toàn ngành du lịch, từ cơ quan quản lý du lịch trung ương, địa phương đến các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch ...đều nổ lực vượt khó, đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng gia đoạn để phục hồi. Những nổ lực để khẳng định thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, điểm đến du lịch Việt Nam đã một lần nữa được cộng đồng quốc tế ghi nhận lễ trao giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 28 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

407 Hòa Bình phát huy lợi thế để thúc đẩy du lịch bức phá sau đại dịch / Viễn Nguyệt // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 14 – 22 .- 910

ại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và Hòa Bình không phải là ngoại lệ. Lượng khách tụt giảm mạnh, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch vẫn luôn được phát huy lợi thế để thúc đẩy du lịch bức phá sau đại dịch.

408 "Hộ chiếu vac xin" và khả năng áp dụng tại Việt Nam / Phạm Hồng Long, Ngô Việt Anh // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.23 – 25. .- 910

Theo Tổ chức Du Lịch thế giới (UNWTO), năm 2021 đạo dịch Covid-19 tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do dự ngưng trệ của hoạt động du lịch quốc tế, đặc biệt ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trước những thách thức từ đại dịch, du lịch thế giới và Việt Nam đã tìm nhiều giải pháp ứng phó để tồn tại và chờ điều kiện phục hồi. Các giải pháp vừa đảm bảo khả năng khô phục ngành du lịch vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh đã nhiều nước áp dụng như thúc đẩy nội địa, giảm giá các dịch vụ, tăng cường truyền thông, quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm du lịch ... trong số đó, hộ chiếu vaccin hay giấy thông hành vaccin được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất.

409 Các chỉ số đặc trưng trong đánh giá kinh tế biển xanh / Hà Thị Thanh Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 28 – 31 .- 910

Để trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển như mục tiêu đã đề ra trong " Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ", phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng " Kinh tế biển xanh " là lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế biển trên thế giới. Bài viết này nêu ra những chỉ số đặc trưng trong đánh giá kinh tế biển xanh và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam.

410 Vận hành mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh vùng Bắc Trung Bộ / Nguyễn Quốc Hưng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 34 – 35 .- 910

Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thực hiện định hướng phát triển bền vững của đất nước là nhiệm vụ quan trọng đã được xác định tại chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Mục tiêu của đổi mới mô hình tăng trưởng là phát triển theo chiều sâu, tiết kiệm tài nguyên gắn với nâng cao công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Du lịch với vai trò là ngành kinh tế múi nhọn thì mục tiêu tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh (TTX) lại càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.