Đánh giá bền vững văn hóa tộc người trong du lịch cộng đồng ở khu vực hồ Thủy Điện Hòa Bình
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng VânTóm tắt:
Bài báo sử dụng các phương pháp điều tra xã hội họcvà phương pháp đánh giá bền vững văn hóa với 21 tiêu chíchia thành 5 nhóm (Chấp nhận đa dạng văn hoá; Giữ gìn ngôn ngữ tộc người; Giữ gìn bản sắc văn hóatộc người; Ý thức tự giác tộc người; Sự đóng góp của văn hóa cho phát triển kinh tế -xã hội) để đánh giá mức độ bền vững của văn hóa tộc người trong hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Kết quả cho thấy,ý thức tộc người đạt mức bền vững (8,46 điểm). Các nhóm tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức có khả năng bền vững với điểm số từ 6,21-7,32.Điều đó chứng tỏ DLCĐ làmột công cụ hiệu quả cho bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có 4 tiêu chí trong nhóm “giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người” bị xếp vào mức có khả năng không bền vững. Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất qui trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóatộc người trong hoạt động DLCĐmột cách bền vững.
- Kinh nghiệm khai thác giá trị văn hóa ẩm thực và bài học phát triển sinh kế cho người dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đánh giá ứng phó, hành vi tự bảo vệ và ý định du lịch của du khách nội địa trong điều kiện bình thường mới ở thành phố Cần Thơ
- Đánh giá hiện trạng tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
- Xu hướng phát triển “Ghost tourism” : bài học kinh nghiệm đối với du lịch Việt Nam