CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
431 Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ ngành du lịch và lữ hành trong bối cảnh dịch Covid 19 kéo dài / Thân Thị Vi Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 598 .- Tr. 75 - 77 .- 910

Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến du lịch, dịch vụ, lữ hành của cả nước và đưa ra một số phân tích về chính sách tài chính tiền tệ cho lĩnh vực này.

432 Xu hướng phát triển du lịch trong thời kỳ mới và quảng bá du lịch trên sóng truyền hình / Lương Quốc Huy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 7 - 9 .- 910

Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ.

433 Tăng trưởng của ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và vấn đề đặt ra giai đoạn hậu Covid - 19 / Trần Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 22 - 24 .- 910

Phục hồi và phát triển ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống nhằm phát triển du lịch của Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid 19 đang là vấn đề đặt ra. Mặt khác việc phát triển du lịch giai đoạn này hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường cũng là vấn đề khó khăn đặt ra đối với ngành.

434 Phát triển du lịch thông minh dựa trên dự đoán ý định sử dụng ứng dụng di động du lịch: nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam / Lê Văn Huy, Trần Thị Thu Dung // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 83-92 .- 910

Cùng với sự phát triển của Internet, việc sử dụng ứng dụng di động trong du lịch (mobile apps) ngày càng tăng, hỗ trợ tốt cho du khách trước, trong và sau chuyến đi; nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng mobile apps đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới; tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng mobile apps du lịch trên cơ sở vận dụng lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2). Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định, phương pháp mô hình phương trình cấu trúc được áp dụng để phân tích dữ liệu. Dữ liệu từ cuộc khảo sát với 617 người trả lời chỉ ra rằng giá trị giá cả là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ứng dụng di động du lịch. Ngược lại, các điều kiện thuận lợi không ảnh hưởng đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng của du khách.

435 Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Tây Nguyên hiện nay / Bùi Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 28 - 30 .- 910

Bài viết tập trung làm rõ vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Tây Nguyên và đề xuất số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công tác này ở Tây Nguyên thời gian tới.

436 Các yếu tố tác động đến quyết định mua tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy của du khách quốc tế / Nguyễn Minh Trí, Lâm Thành Phương, Đinh Vũ Hoàng Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 46 - 48 .- 910

Bài viết tập trung vào việc xác định yếu tố tác động đến quyết định mua tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy của du khách quốc tế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 253 du khách quốc tế đã sử dụng tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy. Kết quả nghiên cứu, phân tích đã chỉ ra có 7 yếu tố tác động đến quyết định mua tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy của du khách quốc tế: Động cư du lịch; sở thích du lịch; sẵn có và chất lượng tour; giá sản phẩm; quảng cáo; địa điểm đạt tour; nhóm tham khảo. Trong đó, yếu tố sẵn có và chất lượng tour có ảnh hưởng nhiều nhất, yếu tố nhóm tham khảo có mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong quyết định mua tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy của du khách quốc tế.

437 Nhận thức của khách du lịch về vấn đề quản lý môi trường và một số giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Ba Vì / Trần Nho Đạt, Nguyễn Hoàng Nguyệt Anh, Nguyễn An Thịnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 594 .- Tr. 34-36 .- 910

Nghiên cứu đã đánh giá được các vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động du lịch sinh thái, những yếu tố chính sách tác động tới môi trường Vườn Quốc gia Ba Vì. Từ đó đưa ra được các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái

438 Ảnh hưởng của tôn giáo đến thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên / Bùi Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 598 .- Tr. 16 - 18 .- 910

Bài viết tập trung làm rõ những ảnh hưởng của tôn giáo đến thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và đặt ra một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới nhằm phát huy hơn nữa vai trò của thiết chế ấy trước những ảnh hưởng không thuận chiều của tôn giáo.

439 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng : thực trạng và giải pháp góp phần xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch miền núi / Nguyễn Thị Loan, Ngô Chí Thành // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 54-58 .- 910

Tác giả tập trung đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, từ đó kiến nghị các giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng góp phần xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch miền núi Thanh Hoá trong thời gian tới

440 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng Tây Nguyên / Hà Thị Kim Duyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.188 - 190 .- 910

Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với tổng diện tích 54.641,0 km², chiếm 16,8% diện tích cả nước; không chỉ là một cao nguyên duy nhất mà bao gồm hệ thống cao nguyên liền kề với độ cao trung bình từ 500 - 1.500 m. Tây Nguyên có trên 30% dân số là người dân tộc thiểu số (thuộc 47 dân tộc khác nhau). Xét về khía cạnh du lịch, Tây Nguyên là vùng có tiềm năng lớn để áp dụng mô hình du lịch cộng đồng một cách rộng rãi.