CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
211 Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Ngãi / Đặng Thành Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 49 -57 .- 910.133 05

Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực của đời sống con người có ý nghĩa vô cùng to lớn, trong đó có hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu GIS đã được các nước trên thế giới và Việt Nam ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường. Nghiên cứu đã xác định và phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lễ hội, cơ sở hạ tầng và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

212 Giải pháp phát triển chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh / Đinh Trọng Thu // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 58 -6 .- 910.133 05

Bài viết xem xét thực trạng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc phân tích những hoạt động cơ bản của Chương trình, bao gồm: công tác chỉ đạo, tổ chức, truyền thông nâng cao nhận thức, việc triển khai Chu trình OCOP, kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể; hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế, xây dựng mạng lưới đối tác, triển khai mô hình chỉ đạo điểm, huy động nguồn lực cho Chương trình. Bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Chương trình, gồm: nâng cấp hệ thống tổ chức, công tác truyền thông nâng cao nhận thức; định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hợp tác quốc tế.

213 Giải pháp tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Thị Hòa, Đinh Thị Lam // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 67 -74 .- 910.133 05

Bài viết đề cập đến tình hình thực tế thực hiện, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, đưua ra một số giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành.

214 Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật Quốc tế hiện nay / Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19(467) .- Tr. 3 -9 .- 910.133 05

Bài viết này, tác giả giới thiệu các biện pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình theo quy định của pháp luật quốc tế hiện nay và quan điểm, lập trường của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.

215 Nâng cao vai trò của hội phụ nữ ở các địa phương trong bảo vệ môi trường nông thôn / Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 (36) .- Tr. 12 - 20 .- 910.133 05

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường. Vai trò của Hội phụ nữ trong bảo vệ môi trường nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trên cớ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở một số địa phương, bài viết khái quát đánh giá về vai trò, hiện trạng hoạt động, đồng thời gợi mở một số giải pháp phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn hiện nay.

216 Phân vùng cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi phục vụ định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường / Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Cao Huần // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 21 - 29 .- 910.133 05

Việc phân vùng cảnh quan trên cơ sở phân vùng địa lý tổng hợp và kết quả phân loại cảnh quan, có xem xét đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.Vùng bờ tỉnh QUảng Ngãi có tính đa dạng và đặc thù về điều kiện kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển và tài nguyên vị thế. Mỗi tài nguyên cảnh quan có đặc trưng riêng về tự nhiên và nhân sinh. Phân tích đặc điểm của các tài nguyên cảnh quan là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

217 Đánh giá mức độ phát triển bền vững và thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 / Trần Viết Cường, Đoàn Thị Thúy Loan // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 49 - 57 .- 910.133 05

Nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững và thiệt hại thiên tai cấp địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2020. Kết quả cho thấy, mức độ phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển tổng hợp ở mức tương đối bền vững; phát triển trên các trụ cột chính không cân đối; có sự biến động và mất cân đối giữa các thành phần dẫn đén sự phát triển bền vững chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa ổn định.

218 Đánh giá thực trạng du lịch sinh thái gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước vườn quốc gia Côn Đảo / Nguyễn Thị Hà Thành, Dương Thị Thủy, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Đức Minh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 67 - 74 .- 910.133 05

Trong bối cảnh suy thoái các vùng đất ngập nước, sử dụng khôn khéo đất ngập nước đang là định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Bài báo được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đất ngập nước vườn quốc gia Côn Đảo. Kết quả cho thấy, với sự gia tăng ngày càng lớn lượng du khách, tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của vừn quốc gia Côn Đảo đang phải chịu nhiều áp lực, gây ra nhiều thách thức cho công tác bảo tồn.

219 Khai thác thế mạnh kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ dưới góc nhìn địa lý học / Hoàng Thị Thu Hương, Vũ Hải Nam, Phạm Thị Linh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 13 -20 .- 910.133 05

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, kết hợp với khảo sát thực địa đánh giá các điều kiện và thực trạng phát triển. Kết quả cho thấy, một số thế mạnh tiêu biểu đã và đang được khai thác là: khai thác, chế biến khoáng sản; thủy điện, trồng và chế biến cây công nghiệp; cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc, thương mại quốc tế và kinh tế biển; du lịch. Trên cơ sở phân tích những thế mạnh và hạn chế của vùng, bài báo đã đề xuất một số giải pháp khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế của vùng.

220 Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch Việt Nam từ phân tích chi tiêu của du khách / Lê Hồng Ngọc // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 21 -29 .- 910

Chuỗi giá trị du lịch là mọt hướng nghiên cứu mở, được xác định là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển du lịch tại Việt Nam. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch có nhiều cách tiếp cận và phương pháp rất đa dạng, có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Bài viết sử dụng cách tiếp cận và phương pháp phân tích chi tiêu của khách du lịch với số liệu trong giai đoạn 2011 – 2019, có cập nhật tình hình đến năm 2021, nhằm bước đầu xác định thực trạng của chuỗi giá trị du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời xem xét về ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, qua đó rút ra một số hàm ý cho sự phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới từ góc độ chuỗi giá trị du lịch.