CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
221 Vấn đề an toàn thông tin và an ninh mạng trong giao dịch điện tử / Nguyễn Mai Bộ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 26 -31 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả kiến nghị sửa đổi nội dung ở một số điều khoản trong Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện các quy định về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.
222 Đánh giá sức tải xã hội phục vụ quản lý và phát triển du lịch bền vững khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long / Phạm Trương Hoàng, Phạm Đình Huỳnh, Lưu Thế Anh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 30 -39 .- 910.133 05
Nghiên cứu này tập trung vào sức tải xã hội của vịnh Hạ Long, dựa trên nhận thức của người dân và khách du lịch về sự đông đúc, dự tính lượng khách tối đa có thể chấp nhận được. Kết quả cho thấy tổng sức tải xã hội của du lịch vịnh Hạ Long khoảng trên 172.150 khách/ ngày, sức tải này phụ thuộc nhiều vào nhận thức xã hội của các bên liên quan, trực tiếp là người dân địa phương và du khách. Kết quả nghiên cứu là căn cứ cho tỉnh Quảng Ninh có những giải pháp quản lý và phát triển du lịch bền vững trên vịnh Hạ Long.
223 Khả năng liên kết các điểm du lịch theo tuyến ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An / Nguyễn Minh Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 40 -48 .- 910.133 05
Quỳ Hợp là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Đây là khu vực có sự phong phú về tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng đặc thù, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch vẫn đang được khai thác một cách rời rạc, làm giảm độ hấp dẫn đối với khách du lịch thập phương. Bài báo tập trung nghiên cứu, đánh giá 08 điểm du lịch tự nhiên, nhân văn có khả năng liên kết với nhau để tạo thành 3 tuyến du lịch và 02 tour du lịch.
224 Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Ngãi / Đặng Thành Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 49 -57 .- 910.133 05
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực của đời sống con người có ý nghĩa vô cùng to lớn, trong đó có hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu GIS đã được các nước trên thế giới và Việt Nam ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường. Nghiên cứu đã xác định và phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lễ hội, cơ sở hạ tầng và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
225 Giải pháp phát triển chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh / Đinh Trọng Thu // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 58 -6 .- 910.133 05
Bài viết xem xét thực trạng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc phân tích những hoạt động cơ bản của Chương trình, bao gồm: công tác chỉ đạo, tổ chức, truyền thông nâng cao nhận thức, việc triển khai Chu trình OCOP, kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể; hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế, xây dựng mạng lưới đối tác, triển khai mô hình chỉ đạo điểm, huy động nguồn lực cho Chương trình. Bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Chương trình, gồm: nâng cấp hệ thống tổ chức, công tác truyền thông nâng cao nhận thức; định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hợp tác quốc tế.
226 Giải pháp tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Thị Hòa, Đinh Thị Lam // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 67 -74 .- 910.133 05
Bài viết đề cập đến tình hình thực tế thực hiện, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, đưua ra một số giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành.
227 Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật Quốc tế hiện nay / Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19(467) .- Tr. 3 -9 .- 910.133 05
Bài viết này, tác giả giới thiệu các biện pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình theo quy định của pháp luật quốc tế hiện nay và quan điểm, lập trường của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.
228 Nâng cao vai trò của hội phụ nữ ở các địa phương trong bảo vệ môi trường nông thôn / Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 (36) .- Tr. 12 - 20 .- 910.133 05
Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường. Vai trò của Hội phụ nữ trong bảo vệ môi trường nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trên cớ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở một số địa phương, bài viết khái quát đánh giá về vai trò, hiện trạng hoạt động, đồng thời gợi mở một số giải pháp phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn hiện nay.
229 Phân vùng cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi phục vụ định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường / Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Cao Huần // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 21 - 29 .- 910.133 05
Việc phân vùng cảnh quan trên cơ sở phân vùng địa lý tổng hợp và kết quả phân loại cảnh quan, có xem xét đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.Vùng bờ tỉnh QUảng Ngãi có tính đa dạng và đặc thù về điều kiện kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển và tài nguyên vị thế. Mỗi tài nguyên cảnh quan có đặc trưng riêng về tự nhiên và nhân sinh. Phân tích đặc điểm của các tài nguyên cảnh quan là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
230 Đánh giá mức độ phát triển bền vững và thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 / Trần Viết Cường, Đoàn Thị Thúy Loan // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 49 - 57 .- 910.133 05
Nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững và thiệt hại thiên tai cấp địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2020. Kết quả cho thấy, mức độ phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển tổng hợp ở mức tương đối bền vững; phát triển trên các trụ cột chính không cân đối; có sự biến động và mất cân đối giữa các thành phần dẫn đén sự phát triển bền vững chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa ổn định.