CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
201 Khả năng kiểm soát tài sản ảo dưới góc độ quyền sở hữu và quyền tự do hợp đồng / Lê Thị Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 10 -16 .- 910

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thế giới ảo đã trở nên phổ biến và chứa đựng nhiều tài sản ảo có giá trị. Tuy nhiên, quy chế pháp lý điều chỉnh đối với tài sản ảo chưa rõ ràng. Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa thể phân loại tài sản ảo có phải là một tài sản thuộc đối tượng của quyền sở hữu hay chỉ là một quan hệ hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ (người chơi). Tác giả bài viết trình bày các đặc điểm của thế giới ảo và đặc điểm của tài sản ảo; các quan điểm khác nhau về vấn đề này và tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp lý đối với tài sản ảo.

202 Học thuyết tương xứng trong hạn chế quyền sở - Vận dụng vào việc giải quyết vấn đề đền bù khi thu hồi đất / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 17 -25 .- 910

Học thuyết tương xứng (doctrine of proprotionality) được đề xướng từ thế kỷ XIX trên cơ sở kế thừa và phát triển các học thuyết về công lý số học và công lý hình học của các triết gia cổ đại; Học thuyết được xây dựng trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề làm thế nào giải quyết xung đột giữa các lợi ích trái ngược được các chủ thể khác nhau theo đuổi trong khuôn khổ thực hiện các quyền chủ thể, đặc biệt là quyền sở hữu. Liên quan đến việc thu hồi đất trong pháp luật Việt Nam, học thuyết được thể hiện thành nguyên tắc công bằng, thoả đáng trong đền bù cho người bị thiệt hại do thu hồi đất đã được khẳng định từ lâu. Trong khuôn khổ sửa đổi Luật Đất đai, cần rà soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các quy định cụ thể hoá nguyên tắc này trong Luật hiện hành, từ đó suy nghĩ về việc hoàn thiện hệ thống quy định liên quan trong khuôn khổ sửa đổi Luật Đất đai.

203 Vấn đề an toàn thông tin và an ninh mạng trong giao dịch điện tử / Nguyễn Mai Bộ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 26 -31 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả kiến nghị sửa đổi nội dung ở một số điều khoản trong Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện các quy định về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

204 Đánh giá sức tải xã hội phục vụ quản lý và phát triển du lịch bền vững khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long / Phạm Trương Hoàng, Phạm Đình Huỳnh, Lưu Thế Anh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 30 -39 .- 910.133 05

Nghiên cứu này tập trung vào sức tải xã hội của vịnh Hạ Long, dựa trên nhận thức của người dân và khách du lịch về sự đông đúc, dự tính lượng khách tối đa có thể chấp nhận được. Kết quả cho thấy tổng sức tải xã hội của du lịch vịnh Hạ Long khoảng trên 172.150 khách/ ngày, sức tải này phụ thuộc nhiều vào nhận thức xã hội của các bên liên quan, trực tiếp là người dân địa phương và du khách. Kết quả nghiên cứu là căn cứ cho tỉnh Quảng Ninh có những giải pháp quản lý và phát triển du lịch bền vững trên vịnh Hạ Long.

205 Khả năng liên kết các điểm du lịch theo tuyến ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An / Nguyễn Minh Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 40 -48 .- 910.133 05

Quỳ Hợp là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Đây là khu vực có sự phong phú về tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng đặc thù, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch vẫn đang được khai thác một cách rời rạc, làm giảm độ hấp dẫn đối với khách du lịch thập phương. Bài báo tập trung nghiên cứu, đánh giá 08 điểm du lịch tự nhiên, nhân văn có khả năng liên kết với nhau để tạo thành 3 tuyến du lịch và 02 tour du lịch.

206 Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Ngãi / Đặng Thành Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 49 -57 .- 910.133 05

Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực của đời sống con người có ý nghĩa vô cùng to lớn, trong đó có hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu GIS đã được các nước trên thế giới và Việt Nam ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường. Nghiên cứu đã xác định và phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lễ hội, cơ sở hạ tầng và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

207 Giải pháp phát triển chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh / Đinh Trọng Thu // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 58 -6 .- 910.133 05

Bài viết xem xét thực trạng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc phân tích những hoạt động cơ bản của Chương trình, bao gồm: công tác chỉ đạo, tổ chức, truyền thông nâng cao nhận thức, việc triển khai Chu trình OCOP, kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể; hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế, xây dựng mạng lưới đối tác, triển khai mô hình chỉ đạo điểm, huy động nguồn lực cho Chương trình. Bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Chương trình, gồm: nâng cấp hệ thống tổ chức, công tác truyền thông nâng cao nhận thức; định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hợp tác quốc tế.

208 Giải pháp tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Thị Hòa, Đinh Thị Lam // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 67 -74 .- 910.133 05

Bài viết đề cập đến tình hình thực tế thực hiện, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, đưua ra một số giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả xây dựng nông thôn mới huyện Thạch Thành.

209 Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật Quốc tế hiện nay / Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19(467) .- Tr. 3 -9 .- 910.133 05

Bài viết này, tác giả giới thiệu các biện pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình theo quy định của pháp luật quốc tế hiện nay và quan điểm, lập trường của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.

210 Nâng cao vai trò của hội phụ nữ ở các địa phương trong bảo vệ môi trường nông thôn / Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 (36) .- Tr. 12 - 20 .- 910.133 05

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường. Vai trò của Hội phụ nữ trong bảo vệ môi trường nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trên cớ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở một số địa phương, bài viết khái quát đánh giá về vai trò, hiện trạng hoạt động, đồng thời gợi mở một số giải pháp phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn hiện nay.