CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4101 Đầu tư cho thư viện đại học – đầu tư cho giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học / NCS. Lê Quỳnh Chi // Khoa học Đại học Sự phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2013 .- Số 45 (79)/2013 .- Tr. 71-77, 87. .- 370

Bài viết đề cập tầm quan trọng của  việc đầu tư cho thư viện đại học, phân tích thực trạng việc đầu tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước đối với thư viện đại học ở Việt Nam. Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, đó là sự đầu tư đặc biệt về kinh tế mà hiệu quả được đo lường bởi chất lượng sản phẩm của nền giáo dục, có tác động lớn và lâu dài đến sự phát triển của đất nước.

4102 Đổi mới dạy học văn học nước ngoài cho sinh viên ngành tiểu học theo hướng tích hợp / TS. Nguyễn Thị Thu Thủy // Khoa học Đại học Sư phạm .- 2013 .- Số 45 (79)/2013 .- Tr. 132-140. .- 370

Đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp liên môn trong dạy học văn học nước ngoài cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Sự tích hợp giữa các phân môn Văn học Việt Nam – Lịch sử - Văn hóa – Lí luận văn học và Mĩ học; tích hợp giữa bài giảng ở trường đại học với chương trình ở trường tiểu học sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, đáp ứng xu thế dạy học và hội nhập văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

4103 Một số công tác chuẩn bị cho một trường đại học tham gia xếp hạng trên Webometrics / Đỗ Đình Thái, Hồ Văn Bình, Lê Chi Lan // Khoa học Đại học Sư phạm .- 2013 .- Số 45 (79)/2013 .- Tr. 194-200. .- 370

Xếp hạng các trường đại học đã và đang là xu thế tiếp cận chiến lược phát triển của các trường đại học, là khuynh hướng hội nhập một cách bình đẳng, thể hiện trách nhiệm và sự tự tin trước sự đánh giá của cộng đồng. Mục tiêu của việc xếp hạng là “hướng tới phục vụ người học trong việc chọn lựa trường” thông qua việc cung cấp các thông tin về trường. Phương pháp xếp hạng dựa trên Webometrics đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xếp hạng theo phương thức truyền thống và ngày càng được thừa nhận rộng rãi.

4104 Tầm nhìn và chiến lược toàn cầu của trường đại học định hướng nghiên cứu đẳng cấp quốc tế / TS. Lê Tố Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 190/2013 .- Tr. 76-81. .- 370

Trình bày quan niệm về trường đại học định hướng nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, tầm nhìn và chiến lược toàn cầu. Kinh nghiệm về định hướng toàn cầu của một số trường đại học định hướng nghiên cứu trên thế giới: Đại học Harvard, các trường đại học định hướng quốc tế ở Trung Quốc, giáo dục đào tạo ở Singapore. Một số khuyến nghị để xây dựng trường đại học định hướng nghiên cứu đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam: về phía nhà trường, về phía nhà nước.

4105 Chuẩn chương trình cốt lõi của Mĩ và một số liên hệ với việc đổi mới chương trình ngữ văn ở Việt Nam / PGS. TS. Bùi Mạnh Hùng // Khoa học Đại học Sư phạm .- 2013 .- Số 45 (79)/2013 .- Tr. 40-50. .- 370

Trình bày và phân tích một sáng kiến giáo dục mới của Mĩ – chuẩn chương trình cốt lõi dùng cho nhiều bang trên toàn Liên bang, đặc biệt là những đổi mới trong hệ thống chuẩn chương trình môn Ngữ văn. Từ đó, bài viết nêu một số đề xuất về định hướng đổi mới chương trình môn Ngữ văn. Đó phải là một chương trình tích hợp, lấy học sinh làm trung tâm và chú trọng cả bốn kỹ năng giao tiếp. Khi thiết kế các nội dung đọc, chương trình cần chú ý đến độ phức tạp tăng dần và sự đa dạng của các loại văn bản sao cho nội dung đọc thích hợp với từng lớp học, cấp học.

4106 Quy trình xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức học phần giáo dục học đại cương theo chương trình đào tạo tín chỉ ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh / TS. Hồ Văn Liên, PGS. TS. Trần Thị Hương, ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền, TS. Nguyễn Đức Danh // Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2013 .- Số 45 (79)/2013 .- Tr. 51-61. .- 370

Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức học phần Giáo dục học đại cương nhằm mục đích sử dụng trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Quy trình xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức học phần Giáo dục học đại cương gồm các bước cụ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được tiến hành theo một trình tự khoa học. Từ quy trình này, 200 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức học phần giáo dục học đại cương đã được xây dựng.

4107 Một vài nhận định cho phương hướng đào tạo theo yêu cầu trong doanh nghiệp / Nguyễn Vạn Phúc, Phạm Tấn Nhật // Thông tin Khoa học Trường Đại học Cửu Long .- 2013 .- Số 3/2013 .- Tr. 127-132 .- 370

Đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế - thực hiện – đánh giá các chương trình đào tạo, việc tổ chức áp dụng các kiến thức vào trong thực tế, một số giải pháp và phương hướng đào tạo doanh nghiệp. Đề cập đến một số hạn chế của mô hình này và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của đào tạo theo nhóm.

4108 Văn chương dân gian An Giang thời kì kháng chiến và xây dựng / TS. Nguyễn Hoa Bằng // Thông tin Khoa học Trường Đại học Cửu Long .- 2013 .- Số 3/2013 .- Tr. 158-172. .- 895

Văn chương dân gian An Giang hiện đại là một bộ phận rất đặc biệt của văn chương dân gian An Giang nói chung. Bộ phận văn chương dân gian này ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chống Pônpốt và trong thời kì hòa bình xây dựng đất nước. Nó đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và đặc sắc, độc đáo, sinh động về hình thức thể hiện.

4109 Mô hình Marketing giáo dục 7P: Áp dụng tại các trường đại học Việt Nam / TS. Nguyễn Hoàng // Khoa học Thương mại Trường Đại học Thương mại .- 2013 .- Số 51/2013 .- Tr. 20-27. .- 370

Bài viết sử dụng mô hình marketing giáo dục 7P để phân tích thực trạng đào tạo tại các trường đại học Việt Nam. Từng yếu tố P lần lượt được phân tích như một chiến lược Marketing độc lập cho các trường, trong đó yếu tố sản phẩm và con người đóng vai trò quan trộng nhất. Bài viết nhấn mạnh sự kết hợp các yếu tố này sẽ hình thành chiến lược marketing giáo dục tổng hợp. Tùy theo nguồn lực của mình, mỗi trường sẽ tự xây dựng cho mình một “tổ hợp P” khác nhau (có thể chỉ gồm một vài P hoặc cả 7P, có thể tập trung vào một hoặc vài P hoặc dàn trải cả 7P, tạo nên nét riêng biệt đặc trưng cho chiến lược marketing giáo dục của mỗi trường.

4110 Mấy vấn đề về xã hội hóa giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Gia Kiệm // Đại học Thủ Dầu Một .- 2012 .- Số 4 (6)/2012 .- Tr. 93-97. .- 370

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới. Để góp phần tổng kết công tác xã hội hóa giáo dục, bài báo phân tích một số thành tựu và hạn chế trong công tác xã hội hóa giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986 – 2012 để làm cơ sở thực tiễn đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.