CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4091 Asean và sự lựa chọn của Việt Nam trong giải quyết xung đột ở Biển Đông / PGS. TS. Phạm Quang Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 3-9. .- 327
Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được coi là đã thành công trong việc khéo léo vận động hai cường quốc Liên Xô và Trung Quốc, mặc dù hai nước này có mâu thuẫn với nhau sâu sắc và gay gắt nhưng vẫn đồng tình ủng hộ Việt Nam. Vậy Việt
4092 Tác động của quan hệ thương mại Đông Dương – Đông Bắc Á tới xã hội Đông Dương nữa đầu thế kỷ XX / ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 10-15. .- 327
Khái quát về giao thương giữa Đông Dương với Đông Bắc Á từ 1897 đến 1945. Những tác động có tính chất hai mặt của quan hệ thương mại Đông Dương – Đông Bắc Á trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ XX tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng ở Đông Dương.
4093 Dấu ấn “phương cách Asean” trong hợp tác đa phương khu vực / ThS. Trần Hữu Trung // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 16-21. .- 327
Trình bày những nhân tố tác động đến sự ra đời của các cơ chế hợp tác đa phương khu vực do Asean khởi xướng và giữ vai trò trung tâm. Dấu ấn phương cách Asean trong hợp tác đa phương khu vực.
4094 Thái Lan trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh / ThS. Dương Quốc Toản, TS. Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 22-29. .- 327
Trình bày những lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ với Thái Lan và những ảnh hưởng của nó.
4095 Sự phát triển hợp tác chính trị - an ninh của Asean / ThS. Nguyễn Thương Huyền // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 38-44. .- 327
Khái quát về sự phát triển của các cơ chế hợp tác chính trị - an ninh của Asean và đánh giá thực tiễn của chúng kể từ khi Asean được thành lập.
4096 Tương đồng tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn / PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2013 .- Số 1 (155)/2013 .- Tr. 24-32. .- 800
Xác định diện mạo và đặc điểm tương đồng của tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn, nhận diện tính tương đồng từ giai đoạn khởi đầu, sự du nhập của chữ Hán và văn học chữ Hán thời Ba vương quốc (thế kỷ IV) đến hết thời kỳ Koryo (cuối thế kỷ XIV) ở Hàn Quốc với giai đoạn chuyển từ Bắc thuộc (thế kỷ I) đến hết thời Trần (cuối thế kỷ XIV) ở Việt Nam (thế kỷ XIV); nhận diện tính tương đồng trong xu thế quán các cung đình từ thời Koryo (đầu thế kỷ XV) đến hết thế kỷ XVII ở Hàn Quốc với giai đoạn Nho giáo hóa từ thời Lê sơ (thế kỷ XV) đến thời Lê – Trịnh (đầu thế kỷ XVIII) ở Việt Nam, trong “khuynh hướng mới của văn học chữ Hán” và phong trào thực học từ khoảng đời Yong Cho (Anh Tổ, 1724-1776) đến hết thế kỷ XIX ở Hàn Quốc với trào lưu nhân văn từ thời Lê – Trịnh (đầu thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX) ở Việt Nam.
4097 Mộng - Ảo và khát vọng hạnh phúc lứa đôi trong Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ / TS. Nguyễn Thị Mai Liên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 1 (155)/2014 .- Tr. 33-42. .- 800
Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ là bốn tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản ra đời trong khoảng thế kỷ XIV, XV, XVI, XVIII khi chế độ phong kiến ở các quốc gia này bước qua đỉnh cao của ngọn triều vinh quang. Bốn nhà văn Cù Hựu (1341-1427), Kim Thời Tập (1435-1493), Nguyễn Dữ (?-?), Ueda Akinari (1734-1809) đã tiếp biến các truyện lạ lưu truyền trong dân gian, các truyện chí quái,…biến chúng thành những kiệt tác. Bài viết tập trung so sánh phương thức mộng - ảo được sử dụng để nói lên khát vọng hạnh phúc lứa đôi bình dị trong đời thực của cả bốn tác phẩm, nguyên nhân dẫn đến dự tương đồng từ góc độ xã hội, tư tưởng tôn giáo.
4098 Chủ nghĩa dân tộc và phụ nữ trong tiểu thuyết Mujeong của Yi Kwang – Su và The home and the world của Rabindranath Tagore / TS. Phạm Phương Chi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 1 (155)/2014 .- Tr. 60-67. .- 800
Phân tích cách thức xây dựng diễn ngôn giới tính trong Mujeong (Vô tình) của Kwang-su và The home and The world (Ngôi nhà và thế giới) của Rabindranath Tagore, bài viết bàn về luận điểm mối quan hệ giữa tiểu thuyết và chủ nghĩa dân tộc và chỉ ra chủ thể người phụ nữ trong các dự án dân tộc. Hai tác phẩm đưa ra một hình thức dân tộc đa dạng và bao gộp về mặt văn hóa, trong đó sự logic và trí tuệ là hai phẩm chất phương Tây mà hai tác phẩm này đặt ra như là một điều kiện cho sự thành công của các dự án dân tộc của Ấn Độ và Hàn Quốc.
4099 Một dấu mốc về sự hiện diện của văn học Korea ở Việt Nam thế kỷ XV bị lãng quên / TS. Nguyễn Thanh Tùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 1 (155)/2013 .- Tr. 68-77. .- 800
Giới thiệu các nguồn tư liệu gốc và đưa ra một số nhận định về xu hướng, tính chất và tâm thái tiếp nhận các tác phẩm văn học
4100 Văn hóa văn chương Đông Á qua những kiến thức định giá thơ ca / PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 1 (155)/2013 .- Tr. 3-12. .- 800
Nghiên cứu so sánh những nền văn hóa văn chương Đông Á thể hiện qua những kiến thức định giá thơ ca của Chung Vinh (Trung Hoa), Fujiwara no Kinto (Nhật Bản) và Ch’oe Cha (Korea). Nghiên cứu này góp phần làm sáng rõ một số đặc điểm chung khu vực cũng như những đặc trưng riêng trong thi pháp học cổ điển của từng dân tộc.