CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4081 Nhận diện chân dung giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh / TS. Nguyễn Quốc Tuấn // Khoa học Kinh tế (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) .- 2013 .- Số 3 (03)/2013 .- Tr. 96-104. .- 370

Đề cập đến tầm quan trọng và nội dung của việc nhận diện các đặc điểm của giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh. Thông qua việc khảo sát quan điểm của chuyên gia và những người hỗ trợ, tác giả đã phác họa những nét chính yếu của giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh chính là xác định yêu cầu năng lực chuyên môn, năng lực hành vi, đặc điểm phong cách cá nhân…

4082 Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại / TS. Nguyễn Thị Ninh // Thông báo Khoa học Đại học Hải Phòng .- 2013 .- Số 13/2013 .- Tr. 29-37 .- 800

Biểu tượng nghệ thuật được sử dụng như một phương thức tư duy, khám phá và biểu đạt hiện thực ở chiều sâu mới, theo cách thức mới – vừa cô đọng hàm súc vừa có sức gợi, sức lan tỏa vô biên. Bài viết tìm hiểu hệ thống biểu tượng này như một yếu tố trung tâm tham gia vào kết cấu hình tượng cùng khả năng biểu đạt của nó trên hai phương diện: cắt nghĩa đời sống từ cái nhìn văn hóa và gợi chiều sâu suy tưởng mang ý vị triết học.

4083 Các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán trong các trường đại học / ThS. Nguyễn Hoàng Phương Thanh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 18 (387)/2013 .- Tr. 38-39,44. .- 370

Trình bày thực trạng về nhu cầu nhân lực kế toán và chất lượng đào tạo cử nhân chuyên  ngành kế  toán trong các trường đại học hiện nay. Một số hạn chế trong nội dung chương trình đào tạo Kế toán ở các trường đại học. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán trong các trường đại học.

4084 Tiếng Anh trong giáo dục đại học: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn / PGS. TS. Tôn Nữ Mỹ Thuật // Ngôn ngữ .- 2013 .- Số 9 (292)/2013 .- Tr. 13-22 .- 370

Khái quát một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc dạy học chuyên ngành bằng tiếng Anh và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý xây dựng đối với việc triển khai nội dung này của Đề án.

4085 Môi trường dạy học trong xã hội hiện đại / TS. Nguyễn Khắc Hùng // Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng .- 2013 .- Số 2 tháng 9/2013 .- Tr. 54-59 .- 370

Sự quan tâm đến giáo dục thể hiện thông qua việc tập trung đầu tư cho nhân – vật – tài lực chuyên ngành đào tạo nên con người cần thiết cho xã hội. Điều này được  thể hiện bằng nhiều phương pháp, trong giới hạn bài viết này, tác giả nhấn mạnh giải thích và minh họa cho hai phương pháp: Thiết lập môi trường học tập mới E-Learning – môi trường học tập kết hợp công nghệ thông tin; Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú trọng đánh giá quá trình học tập của sinh viên.

4086 Phân tích hội thoại trong văn học từ góc độ ngôn ngữ học / Nguyễn Hòa Mai Phương // Đại học Thủ Dầu Một .- 2013 .- Số 4 (11)/2013 .- Tr. 53-59 .- 800

Hành động ngôn từ, nguyên tắc cộng tác, thể diện và lịch sự là các khái niệm cơ bản trong ngữ dụng học. Chúng đóng vai trò quan trọng trọng việc tường giải hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội cũng như trong văn học. Bài viết khảo sát hiệu quả của việc vận dụng các khái niệm này vào phân tích hội thoại trong văn học và đề xuất cách tiếp cận văn học từ góc độ ngôn ngữ học hỗ trợ cho việc dạy và học văn.

4087 Câu hỏi trắc nghiệm có thể lượng giá học viên đến mức nào / PGS. TS. Trần Xuân Mai // Đại học Quốc tế Hồng Bàng .- 2013 .- Số 2 tháng 9/2013 .- Tr. 6-13 .- 370

Với các tính năng ưu việt, câu hỏi trắc nghiệm ngày càng được dùng nhiều hơn trong quy trình giáo dục. Khi được biên tập đúng kỹ thuật, câu hỏi nhiều lựa chọn có thể đánh giá được các mức kỹ năng nhận thức từ thấp đến cao. Tác giả bài viết trình bày 10 quy tắc biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn để bạn đọc tham khảo.

4088 Những chặng đường phát triển của giáo dục Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo sau đại học / Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Văn Thịnh // Đại học Thủ Dầu Một .- 2013 .- Số 3 (10)/2013 .- Tr. 11-26 .- 370

Cung cấp những thông tin cần thiết về cơ sở hình thành, quá trình triển khai, củng cố tổ chức, hoàn thiện chương trình và nội dung đào tạo, mở rộng qui mô, chú trọng chất lượng đào tạo sau đại học ở trong nước từ năm 1945 tới nay. Trên cơ sở hệ thống các bước phát triển, các tác giả bước đầu nêu lên những thành tựu, hạn chế, một số bài học kinh nghiệm để kế thừa trong việc phát triển giáo dục – đào tạo hiện nay…

4089 Giá trị cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo văn bằng đại học thứ hai ở các trường đại học / TS. Bùi Thị Thanh // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 193/2013 .- Tr. 73-80 .- 370

Khám phá và định vị các thành phần giá trị cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo văn bằng đại học thứ hai ở các trường đại học. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 588 sinh viên đang theo học văn bằng hai đại học thứ hai ở các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên nghiên cứu giá trị cảm nhận của Petric (2002), của Sheth at al (1991) và thừa kế các kết quả nghiên cứu giá trị cảm nhận trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo của LeBlanc và Nguyen (1999)…

4090 Đào tạo đại học công nghệ thông tin tại Việt Nam: Làm sao để đảm bảo “chất” và “lượng” / Trần Ngọc // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2013 .- Số kỳ 2 tháng 6/2013 .- Tr. 13-18 .- 370

Trình bày xu hướng thi, tuyển sinh ngành công nghệ thông tin những năm gần đây; Một số nguyên nhân khiến chất lượng, số lượng nhân lực công nghệ thông tin đang có xu hướng giảm dần; Đâu là giải pháp để đảm bảo “chất” và “lượng” nhân lực tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin – truyền thông?