CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4121 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Mía đường Nghệ An Tate & Lyle / Nguyễn Mạnh Lợi, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh // .- 2013 .- Số 1+2/2013 .- Tr. 22-23. .- 658

Trình bày một số hạn chế trong năng lực cạnh tranh của NAT&L; Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo: giải pháp tiếp tục duy trì, củng cố lợi thế, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

4123 Tính chất ký hiệu của chân dung nhân vật bằng ngôn từ trong văn học cổ điển Trung Quốc / B.L. Riftin // Nghiên cứu văn học .- 2012 .- Số 11/2012 .- Tr. 41-65. .- 895

Xem xét sự hình thành chân dung trong văn xuôi cổ điển Trung Quốc từ thời thần thoại đến thời sử thi thành văn đã phát triển, xuất hiện trước tiểu thuyết. Kết quả là chúng ta đã giải thích được rằng, mô hình cổ sơ của lối miêu tả tách rời từng yếu tố chân dung của các vị tổ đầu tiên vẫn tiếp tục là hình thức tích cực để tổ chức miêu tả diện mạo bề ngoài của các nhân vật và của các truyện kể sử thi dân gian và sách dân gian thế kỷ XIV và các sử thi thành văn của thời trung đại phát triển.

4125 Nhìn lại văn học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII – XIX trong hành trình văn học Trung đại / Nguyễn Thị Việt Hằng // Nghiên cứu văn học .- 2012 .- Số 12/2012 .- Tr. 12-24. .- 895

Thời kỳ trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thể kỷ XIX, văn học Phật giáo luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các quan niệm, tư tưởng của người cầm bút. Bên cạnh giai đoạn phát triển cực thịnh ở thời Lý – Trần, các giai đoạn sau văn học Phật giáo vẫn tiếp tục hành trình của nó với những bước thăng trầm nhất định. Tuy nhiên, giới nghiên cứu từ lâu dường như mặc định dành cho văn học thời Lý – Trần sự quan tâm đặc biệt với số lượng các công trình khoa học khá dày dặn, còn các giai đoạn khác vì nhiều lý do mà tình hình có vẻ ảm đạm hơn. Điều đó cho thấy cần có cái nhìn thật sự xác đáng cho văn học giai đoạn sau trong hành trình phát triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, trong đó có giai đoạn thế kỷ XVII – XIX.

4126 Đặc trưng ngôn ngữ thơ mới / La Nguyệt Anh // Nghiên cứu văn học .- 2012 .- Số 12/2012 .- Tr. 78-85. .- 895

Trong tiến trình văn học Việt Nam, Thơ mới (1932 – 1945) được xem là “cuộc cách mạng thi ca chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc”. Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hiện đại hóa nền quốc văn Việt Nam. Thơ mới đã khẳng định vị thế của mình trong lịch sử nghệ thuật ngôn từ dân tộc. Bài viết trình bày những nét đặc trưng trong ngôn ngữ thơ mới.

4127 Về phương pháp giảng dạy văn học Pháp / PGS. TS. Nguyễn Thị Bình // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 10 (281)/2012 .- Tr. 40-48. .- 370

Xuất phát từ các phương pháp giảng dạy văn học Pháp đã và đang được thực thi, bài viết chọn lọc những giải pháp thiết thực, khả thi rút ra từ những thành tựu lý luận và thực tiễn của nước ngoài nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy văn học Pháp nói riêng và văn học nước ngoài nói chung trong các trường đại học, đồng thời góp phần giới thiệu những quan niệm mới và biện pháp hiệu quả trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn học tại Việt Nam.

4128 Vấn đề sử dụng câu trong văn bản hành chính tiếng Việt / TS. Vũ Thị Sao Chi, ThS. Phạm Thị Ninh // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 10 (281)/2012 .- Tr. 66-80. .- 370

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đi trước, bài viết trình bày kết quả khảo sát tình hình sử dụng câu trong văn bản hành chính tiếng Việt hiện nay và đặt ra một số vấn đề cần bàn thảo về câu văn hành chính tiếng Việt để nó có thể đảm nhiệm tốt chức năng thông tin quản lí, thông tin pháp lí, phục vụ cho công tác chuẩn hóa câu văn hành chính tiếng Việt.

4129 Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo của Nhà nước – Một đòi hỏi bức xúc hiện nay / GS. TSKH. NGND Lê Du Phong // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 185/2012 .- Tr. 6-13. .- 370

So với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và so với nền giáo dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của ta còn có một khoảng cách khá xa: Cơ sở vật chất – kỹ thuật cỉa giáo dục lạc hậu, trình độ của đội ngũ giáo viên các cấp không đồng đều, chính sách đối với người dạy và người học đều còn nhiều bất cập, và hậu quả là chất lượng giáo dục – đào tạo thấp, không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì thế, việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà đang là đòi hỏi hết sức bức xúc hiện nay. Bài viết tập trung bàn về vấn đề nóng bỏng đó.

4130 Một số đề xuất về đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam / TS. Nguyễn Đình Luận // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 185/2012 .- Tr. 14-18. .- 370

Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay được phân bố rộng khắp trong cả nước, hầu như địa phương nào cũng có cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chưa thực sự gắn công tác đào tạo với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội. Bài viết nêu ra những cơ hội, thách thức, thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.