CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4061 Những rào cản tiếp biến văn hóa trong quan hệ Việt – Mỹ nữa đầu thế kỷ XIX / PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 01/2014 .- Tr. 58-66. .- 327
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, văn hóa và tiếp biến văn hóa luôn luôn có mặt bên cạnh những vấn đề chính trị, kinh tế. Tiếp biến văn hóa là quá trình chuyển biến về văn hóa và tâm lý của một cộng đồng, một nhóm người hoặc cá nhân do sự tiếp xúc với một nền văn hóa khác.
4062 Củng cố và phát triển đại học tư thục – Một giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học Việt Nam / Trần Văn Hùng // Khoa học & công nghệ Trường Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 4 (9)/2013 .- Tr. 65-70. .- 370
Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Bài viết nhìn lại thực trạng phát triển Đại học tư thục ở Việt Nam sau 20 năm và đề xuất một trong những giải pháp nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam.
4063 Đo lường sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thảo // Khoa học & công nghệ Trường Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 4 (9)/2013 .- Tr. 71-78. .- 658
Xem xét những nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh. Kết quả cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ lần lượt là giá cả, năng lực phục vụ và đáp ứng. Từ đó, tác giả trình bày một số giải pháp cho nhà quản trị nâng cao sự hài lòng khách hàng.
4064 Sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ - Nga sau chiến tranh lạnh và những tác động đến Việt Nam / Đinh Thị Kim Ngân // Khoa học & công nghệ Trường Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 4 (9)/2013 .- Tr. 79-84. .- 327
Chiến lược an ninh quốc gia thuộc loại chiến lược ở cấp cao nhất, xếp dưới nó là những chiến lược chuyên ngành thuộc các lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, kinh tế…Sau chiến tranh lạnh, Mỹ - Nga đều đưa ra những chiến lược an ninh quốc gia linh hoạt và táo bạo. Dưới tác động của chiến lược an ninh quốc gia của Nga – Mỹ, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực điều chỉnh chính sách ngoại giao nhằm củng cố và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
4065 Asean và sự lựa chọn của Việt Nam trong giải quyết xung đột ở Biển Đông / PGS. TS. Phạm Quang Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 3-9. .- 327
Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được coi là đã thành công trong việc khéo léo vận động hai cường quốc Liên Xô và Trung Quốc, mặc dù hai nước này có mâu thuẫn với nhau sâu sắc và gay gắt nhưng vẫn đồng tình ủng hộ Việt Nam. Vậy Việt
4066 Tác động của quan hệ thương mại Đông Dương – Đông Bắc Á tới xã hội Đông Dương nữa đầu thế kỷ XX / ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 10-15. .- 327
Khái quát về giao thương giữa Đông Dương với Đông Bắc Á từ 1897 đến 1945. Những tác động có tính chất hai mặt của quan hệ thương mại Đông Dương – Đông Bắc Á trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ XX tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng ở Đông Dương.
4067 Dấu ấn “phương cách Asean” trong hợp tác đa phương khu vực / ThS. Trần Hữu Trung // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 16-21. .- 327
Trình bày những nhân tố tác động đến sự ra đời của các cơ chế hợp tác đa phương khu vực do Asean khởi xướng và giữ vai trò trung tâm. Dấu ấn phương cách Asean trong hợp tác đa phương khu vực.
4068 Thái Lan trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh / ThS. Dương Quốc Toản, TS. Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 22-29. .- 327
Trình bày những lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ với Thái Lan và những ảnh hưởng của nó.
4069 Sự phát triển hợp tác chính trị - an ninh của Asean / ThS. Nguyễn Thương Huyền // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 1 (166)/2014 .- Tr. 38-44. .- 327
Khái quát về sự phát triển của các cơ chế hợp tác chính trị - an ninh của Asean và đánh giá thực tiễn của chúng kể từ khi Asean được thành lập.
4070 Tương đồng tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn / PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2013 .- Số 1 (155)/2013 .- Tr. 24-32. .- 800
Xác định diện mạo và đặc điểm tương đồng của tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn, nhận diện tính tương đồng từ giai đoạn khởi đầu, sự du nhập của chữ Hán và văn học chữ Hán thời Ba vương quốc (thế kỷ IV) đến hết thời kỳ Koryo (cuối thế kỷ XIV) ở Hàn Quốc với giai đoạn chuyển từ Bắc thuộc (thế kỷ I) đến hết thời Trần (cuối thế kỷ XIV) ở Việt Nam (thế kỷ XIV); nhận diện tính tương đồng trong xu thế quán các cung đình từ thời Koryo (đầu thế kỷ XV) đến hết thế kỷ XVII ở Hàn Quốc với giai đoạn Nho giáo hóa từ thời Lê sơ (thế kỷ XV) đến thời Lê – Trịnh (đầu thế kỷ XVIII) ở Việt Nam, trong “khuynh hướng mới của văn học chữ Hán” và phong trào thực học từ khoảng đời Yong Cho (Anh Tổ, 1724-1776) đến hết thế kỷ XIX ở Hàn Quốc với trào lưu nhân văn từ thời Lê – Trịnh (đầu thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX) ở Việt Nam.