CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4071 Triều Tiên trong cục diện chính trị Đông Bắc Á thời kỳ cuối thế kỷ XIX / TS. Đỗ Tiến Quân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 10 (164)/2014 .- Tr. 3-11 .- 327
Cục diện chính trị quốc tế mới trong khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh Nha phiến. Tình hình trong nước và chính sách đối ngoại của Triều Tiên, Triều Tiên và quan hệ Trung – Nhật. Chính sách của các cường quốc đối với vùng Đông Bắc Á.
4072 Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong giai đoạn hiện nay / Ngô Thị Lan Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 10 (164)/2014 .- Tr. 12-19 .- 327
Đề cập đến một số khía cạnh trong các quan hệ kinh tế và quan hệ an ninh – quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
4073 Hợp tác Nga – Việt Nam: Thực trạng và các định hướng phát triển / Kokarev K.A // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 10 (169)/2014 .- Tr. 69-72 .- 327
Nhận định vị thế quan trọng của Việt Nam đối với Nga ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nêu lên thực trạng hợp tác Nga – Việt giai đoạn hiện nay.
4074 Phương pháp phân tích bao dữ liệu trong đo lường năng suất tổng hợp và điều kiện ứng dụng trong ngành ngân hàng ở Việt Nam / Nguyễn Thị Đào // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 10/2014 .- Tr. 29-31 .- 332.12
Năng suất tổng hợp và các phương pháp phân tích năng suất tổng hợp, phương pháp phân tích dữ liệu bao. Ý nghĩa và điều kiện ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu bao trong ngành ngân hàng ở Việt Nam. Một số kiến nghị.
4075 Đối ngoại đa phương: Một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam / Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 3 (98)/2014 .- Tr. 5-11 .- 327
Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” ngày 12/8/2014 tại Hà Nội.
4076 Độc lập, tự chủ - Định hướng và nguyên tắc bất biến của đối ngoại Việt Nam / Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh // Số 3 (98) .- 2014 .- Số 3 (98)/2014 .- Tr. 13-18 .- 327
Nghiên cứu tư tưởng độc lập, tự chủ trong hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đề ra bốn bài học lớn trong việc giữ gìn độc lập tự chủ trong hoạt động đối ngoại của đất nước ta hiện nay.
4077 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân và việc vận dụng vào công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới ở nước ta hiện nay / ThS. Nguyễn Thế Hưởng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 3 (98)/2014 .- Tr. 27-52 .- 327
Nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân trong hệ thống di sản tư tưởng rộng lớn của Người, để từ đó nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào công tác vận động nhân dân thế giới góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo mang tầm chiến lược ở nước ta trong bối cảnh mới.
4078 Quan hệ giữa Kazakhstan với Liên minh Châu Âu và một số thành viên EU / TSKH. Trần Hiệp // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 9 (168)/2014 .- Tr. 14-22 .- 327
Năm 1991, Kazakhstan tuyên bố độc lập, thực thi chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại, thiết lập quan hệ đối tác hợp tác với Liên minh Châu Âu và quan hệ đối tác chiến lược với một số thành viên EU. Bài viết khái quát Kazakhstan, quan hệ giữa Kazakhstan với EU, Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha và nêu nhận xét về vấn đề này.
4079 Quản trị và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ ở CHLB Đức / Hoàng Văn Tuyên // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 9 (168)/2014 .- Tr. 41-50 .- 370
CHLB Đức là một quốc gia điển hình ở châu Âu về hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ đa dạng, mức độ chuyên môn hóa cũng như xã hội hóa hoạt động KH&CN cao độ. Bên cạnh sự đa dạng về hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN, CHLB Đức cũng thể hiện sự ưu việt trong quản trị hoạt động KH&CN và đổi mới. Bài viết tập trung làm rõ bức tranh hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN và mô hình quản trị KH&CN và đổi mới ở CHLB Đức.
4080 Tây Âu và Việt Nam trong chính sách toàn cầu của Mỹ (1945 – 1968) / Lê Tùng Lâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 9 (168)/2014 .- Tr. 62-62-74. .- 327
Từ năm 1949, Mỹ mở rộng chính sách toàn cầu sang châu Á, trọng tâm vấn đề là Việt Nam. Vậy Tây Âu và Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách toàn cầu của Mỹ? Đó là vấn đề cấp thiết khi tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.