CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4041 Khả năng và những vấn đề trong hợp tác phòng vệ Việt Nam – Nhật Bản / GS. Toshiharu Tsuboi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 3-9. .- 327

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã trải qua 40 năm phát triển không ngừng. Mặc dù vậy, vấn đề hợp tác trong lĩnh vực phòng vệ của hai nước mới chỉ được đặt ra từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2007. Trong hợp tác phòng vệ của Việt Nam – Nhật Bản, vấn đề trọng tâm là hợp tác phòng vệ trên biển. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra hàng loạt các vấn đề, nhất là các vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại và sự chưa đồng bộ trong cơ cấu bộ máy giữa hai bên. Bài viết cũng đưa ra những giải pháp tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phòng vệ như mở rộng khái niệm hợp tác phòng vệ, chú trọng những biện pháp “phòng vệ ngắn hạn”, cung cấp thiết bị phòng vệ trên biển.

4042 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam: vài gợi ý cho giai đoạn tới / GS. TS. Trần Văn Thọ // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 10-22. .- 327

Phân tích mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, mối quan hệ vừa có tính phổ quát của một nước đi sau tranh thủ vốn công nghệ của nước đi trước, vừa có tính đặc thù về vị trí đặc biệt của Nhật Bản trong dòng thác công nghiệp ở Đông Á.

4043 Triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản / ThS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 32-37. .- 327

Trong những năm trở lại đây, số lượng lưu học sinh tại Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ do chính sách thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài của Nhật Bản. Điều đáng chú ý là số lượng lưu học sinh Việt nam tại Nhật Bản tuy còn khiêm tốn nhưng đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bài viết sẽ tìm hiểu thực tế này và đánh giá triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản trong những năm tới.

4044 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản truyền thống một cách nhìn từ các không gian biển / PGS. TS. Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 38-49. .- 327

Với nhiều quốc gia Châu Á, biển và các không gian văn hóa, kinh tế biển luôn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển và tạo nên những đặc tính xã hội, văn hóa của mỗi nước. Bằng cách tiếp cận lịch sử, văn hóa và cái nhìn từ biến, kết hợp với phương pháp Khu vực học, bài viết làm rõ tiến trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, những điểm đặc thù, nổi bật của mỗi giai đoạn đồng thời luận giải mối quan hệ tương tác giữa biển với lục địa, lãm rõ vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

4045 Bước chuyển biến mới trong quan hệ an ninh – quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động của chúng đối với Đông Nam Á / Bùi Thị Thảo // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 3-10. .- 327

Trong mục tiêu tìm hiểu những chuyển biến của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đầu thế kỷ XXI, bài báo tập trunh phân tích quan hệ hai nước trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng, lĩnh vực được đánh giá có nhiều tiến triển và phản ánh xu hướng vận động của quan hệ song phương Mỹ - Việt trong bối cảnh ngày càng bất ổn của môi trường an ninh toàn cầu và khu vực.

4046 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Asean / TS. Lê Thanh Tùng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 11-17. .- 327

Bài viết dùng mô hình kinh tế định lượng để trả lời cho hai câu hỏi: 1. FDI quan hệ dương hay âm đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN? 2. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ra sao khi so sánh với các nguồn vốn khác?

4047 Myanmar trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương / PGS. TS. Hoàng Thị Minh Hoa, ThS. Nguyễn Tuấn Bình // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 35-41. .- 327

Vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế chiến lược của Myanmar, những chuyển biến mới trong nội tình của Myanmar. Tầm quan trọng của Myanmar trong chính sách “quay trở lại” châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Một vài nhận xét.

4048 Quan hệ của Ấn Độ với các vương quốc Sikkim, Bhutan và Nepal giai đoạn 1950-1962 / ThS. Nguyễn Đức Toàn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 42-48. .- 327

Trong bối cảnh tình hình an ninh ở khu vực phía bắc và đông bắc Ấn Độ có nhiều biến đổi, nhất là chính sách biên giới của Trung Quốc trong những năm 50, đặt ra cho chính phủ Ấn Độ cần phát triển mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Sikkim, Bhutan và Nepal.

4049 Quan hệ văn hóa, giáo dục – đào tạo hiện nay giữa Trung Quốc và Lào / ThS. Lê Văn Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 49-53. .- 327

Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển về quan hệ kinh tế, chính trị ngoại giao và an ninh quốc phòng, Trung Quốc cũng tích cực đẩy mạnh những ảnh hưởng mềm của mình đối với Lào bằng việc gia tăng mối quan hệ về văn hóa, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự phát triển của cộng đồng người Hoa ở Lào.

4050 Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông từ năm 2010 đến nay / Lê Quang Thắng // Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông .- 2014 .- Số 01 (101)/2014 .- Tr. 53-60. .- 327

Khái quát và phân tích quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông trong kim ngạch thương mại, đối tác thương mại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, cán cân thương mại.