CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4021 Ẩn dụ về nỗi buồn trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt / ThS. Nguyễn Thị Quyết // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 9 (227)/2014 .- Tr. 30-36 .- 400

Trình bày cách tiếp cận ẩn dụ dựa trên các kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước và nhận định của tác giả. Xem xét, so sánh làm nổi bật những tương đồng và khác biệt giữa ẩn dụ hàm chỉ nỗi buồn trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên cứu liệu 100 bài thơ. Đưa ra những nhận xét, gợi ý về những giá trị nằm sau các miền ánh xạ biểu đạt nỗi buồn trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt.

4022 Đề ngữ và chức năng nghĩa của đề ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao / TS. Lê Thị Bình // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 9 (227)/2014 .- Tr. 7-11 .- 400

Nghiên cứu thành phần cú pháp đề ngữ từ góc độ ngữ nghĩa. Ngữ liệu được khảo sát trong các tác phẩm của Nam Cao với 212 câu đơn sử dụng đề ngữ.

4023 Tác động của việc thực thi chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc đối với Việt Nam / Đỗ Tiến Sâm, Đỗ Tiến Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 8 (173)/2014 .- Tr. 12-19 .- 327

Xem xét một số vấn đề chính của an ninh năng lượng Việt Nam hiện nay. Tác động của việc thực thi chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc đối với Việt Nam: tác động tích cực, tác động tiêu cực. Một số bài học kinh nghiệm.

4024 Những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ Trung – Nhật sau Chiến tranh Lạnh / Quách Quang Hồng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 8 (173)/2014 .- Tr. 40-45 .- 327

Quan hệ Trung – Nhật bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Bài viết chỉ đi sâu phân tích một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ hai nước Trung Quốc và Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Lạnh: nhân tố địa chính trị, nhân tố kinh tế, nhân tố Mỹ, nhân tố Đảo Điếu Ngư/Senkaku.

4025 Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông: Việt Nam nên ứng phó thế nào và Nhật Bản có thể làm gì để hỗ trợ Việt Nam / GS. Kaneko Kumao // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 8 (162)/2014 .- Tr. 3-7 .- 624

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Kaneko Kumao, Chủ tịch Hội nghiên cứu về Chiến lược Năng lượng Nhật Bản, đồng thời là nhà bình luận có uy tín về các vấn đề chính trị-an ninh Châu Á-Thái Bình Dương. Bài viết giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này.

4026 Điểm lại chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á qua các đời thủ tướng / ThS. Lê Hoàng Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 8 (162)/2014 .- Tr. 16-23 .- 327

Chính sách ngoại giao đối với khu vực Đông Nam Á của Nhật Bản được điều chỉnh theo từng giai đoạn, nhưng luôn duy trì tính nhất quán cao. Hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước chưa có dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể và tình hình quốc tế, khu vực có nhiều biến động phức tạp, Thủ tướng Shinzo Abe đang thực hiện một chính sách đối ngoại như thế bào? Chính sách đó sẽ đem lại cho Nhật Bản những lợi ích gì? Và liệu chính sách đó có giúp cho Nhật Bản lấy lại và khẳng định được vị thế của mình trong khu vực hay không? Đó là những nội dung chính mà bài viết đề cập.

4027 Đào tạo giáo viên ở Nhật Bản và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Bùi Bích Vân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 8 (162)/2014 .- Tr. 42-51 .- 370

Cải cách giáo dục đang là một trong những vấn đề thời sự của Việt Nam hiện nay. Cải cách chương trình giáo dục hay đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo viên đều là những việc làm cần thiết đối với nền giáo dục. Bài viết tìm hiểu công tác đào tạo, giáo dục nâng cao chất lượng giáo viên ở Nhật Bản, qua đó rút ra những kinh nghiệm cho công tác này ở nước ta hiện nay.

4028 Nhật Bản trong quan hệ với Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới thời Tokugawa – Một cách nhìn đối sánh / PGS. TS. Nguyễn Văn Tận, Đinh Thị Hoa // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 8 (162)/2014 .- Tr. 52-63 .- 327

Tìm hiểu mối quan hệ Nhật Bản với Bồ Đào Nha và Hà Lan nhằm giúp chúng ta nhận diện được những điểm tương đồng và dị biệt trong quan hệ Nhật Bản với hai nước trên, cũng như thông qua mối quan hệ đó chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho chính sách đối ngoại mở rộng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

4029 Điều chỉnh chính sách FTA của EU giai đoạn sau khủng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu / Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 7 (166)/2014 .- Tr. 3-12. .- 327

Liên minh Châu Âu chịu tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, với các hậu quả tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách và nợ công cao. Trước những thách thức như vậy, cùng với các giải pháp ngắn hạn ứng phó với khủng hoảng và nợ công. EU thực hiện những điều chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, trong đó có chính sách kinh tế đối ngoại cũng như các hiệp định thương mại tự do FTA với các đối tác. Bài báo đề cập tới một số điều chỉnh trong chiến lược FTA của EU trong giai đoạn hiện nay.

4030 Mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và hợp tác với ASEAN – Những hướng ưu tiên trong chính sách của Nga ở Châu Á – Thái Bình Dương / LV. Gladchenko // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 6 (166)/2014 .- Tr. 74-77 .- 327

Với 2/3 diện tích lãnh thổ nằm trong không gian Châu Á – Thái Bình Dương, Liên bang Nga là một phần không thể tách rời của khu vực này và có vai trò lớn trong việc giữ ổn định chiến lược ở đây. Sau thời gian không chú ý đến liên kết với khu vực này, hiện Nga đang tăng cường hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy vùng Đông Siberia và Viễn Đông phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn đồng thời nỗ lực xây dựng một cấu trúc an ninh và hợp tác mới ở Châu Á – Thái Bình Dương. Việc Nga “quay trở lại” khu vực và liên kết với những hình thái hoạt động chính của hợp tác khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có sự tham gia tích cực của các nước ASEAN, trong đó đặc biệt là Việt Nam.