CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4011 Quan hệ đối tác – chiến lược Việt Nam – Đức đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở cả hai châu lục Á – Âu / Nguyễn Tấn Dũng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 5-16. .- 327
Giới thiệu nội dung bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Koerber, Berlin, Đức ngày 15 tháng 10 năm 2014 về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Đức.
4012 Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: chuyến đi công cán cuối cùng / Phạm Ngạc // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 17-24 .- 327
Sau Hội nghị Thành Đô (4/9/1990), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết định Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đi dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) vì không ai có thể làm tốt hơn việc chống bao vây cấm vận tại LHQ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và trên đường về cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Thái Lan. Bài viết này thuật lại chuyến công cán cuối cùng của ông.
4013 Chủ động hội nhập quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ / TS. Nguyễn Quốc Toản // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 41-53 .- 327
Phân tích và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của công tác hội nhập quốc tế gắn với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030.
4014 Trung Quốc và Việt Nam đứng trước Biển Đông / Trần Thái Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 55-67 .- 327
Trình bày và phân tích phản ứng của thế giới trước hành động của Trung Quốc khi đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 áp đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời phân tích cách hành xử hợp lý của Việt Nam được thế giới đồng tình ủng hộ.
4015 Bàn về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội XVIII / TS. Nguyễn Hùng Sơn, TS. Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 4 (99)/2014 .- Tr. 69-100 .- 327
Phân tích những động cơ, mục tiêu và nội dung của chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc được đề ra tại Đại hội XVIII trên cơ sở tham khảo tính quy luật trong việc phát triển sức mạnh trên biển của các cường quốc trong lịch sử và so sánh để tìm ra những nét chung và những nét đặc thù trong nhận thức, tu duy và biện pháp phát triển trên biển của Trung Quốc so với phương Tây…
4016 Cuộc đối đầu Trung – Mỹ đằng sau căng thẳng Việt – Trung ở Biển Đông / TS. Phan Duy Quang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 101-118 .- 327
Bài viết phân tích rằng đằng sau căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông còn là cuộc đối đầu chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực, mà trước hết là giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Rút ra một số nhận định cơ bản liên quan đến Việt Nam trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông.
4017 Biện pháp củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực Đông Á trong bối cảnh hình thành hiệp định TPP / TS. Trần Thị Bảo Hương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 12/2014 .- Tr. 165-190 .- 327
Đề xuất một số biện pháp mà ASEAN và các nước Đông Nam Á cần làm để giữ vững và củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực trước tình hình mới.
4018 Biến đổi từ ngữ về quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp ở Việt Nam / Ngôn ngữ & Đời sống // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 1 (231) .- Tr.77 – 82 .- 495.922
Tập trung vào sự biến đổi từ ngữ quy định quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp Việt Nam.
4019 Biến động của từ ngữ phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thủ đô trên báo Hànộimới / TS. Nguyễn Thị Kim Loan // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 1 (231) .- Tr.49 – 56 .- 495.922
Nêu các khái niệm liên quan đến bài viết và kết quả khảo sát về sự biến động của từ ngữ phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên báo Hànộimới.
4020 Đặc điểm nội dung khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới / Phạm Thị Hà // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 1 (231) .- Tr. 69 – 76 .- 495.922
Tập trung khảo sát đặc điểm nội dung khen về hình thức bên ngoài của con người dưới góc độ giới theo hai nhóm tuổi thanh niên và trung niên.