CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4001 Từ vụ giàn khoan HD 981, luận bàn về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc / Trần Lê // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 6 (165)/2014 .- Tr. 4-25. .- 327
Phân tích chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trong lịch sử; đường lối, chính sách bành trướng, chống Việt Nam của chính quyền Trung Quốc từ thời cận đại đến Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình; giấc mộng Trung Hoa trong đường lối bành trướng của Tập Cận Bình và vụ hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép của trung Quốc tại vùng biển Việt Nam, quan hệ hai nước trong giai đoạn tiếp theo.
4002 Hợp tác xuyên biên giới ở Liên minh Châu Âu: Thực tiễn và một số kinh nghiệm / PGS. TS. Nguyễn An Hà, TS. Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 6 (165)/2014 .- Tr. 3-12. .- 327
Tại Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu đã thừa nhận hợp tác xuyên biên giới giữa ba nước, hoặc bốn quốc gia. Hợp tác xuyên biên giới nhằm giảm các thủ tục hành chính, giảm các rào cản kỹ thuật và pháp lý, hợp tác giải quyết các vấn đề chung giữa các nước có chung biên giới, quản lý các chương trình dự án hợp tác chung. Dựa trên kinh nghiệm đó, bài báo này là kết quả nghiên cứu của Đề tài “Tây Nguyên trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội xuyên biên giới vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia”.
4003 Nhìn lại quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh về giáo dục, đào tạo trong những năm qua và triển vọng trong thời gian tới / ThS. Vũ Tuấn Hưng, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 6 (165)/2014 .- Tr. 72-78. .- 327
Với 40 năm quan hệ hợp tác, Vương quốc Anh là một trong các quốc gia phương Tây có các hoạt động hợp tác, trao đổi và hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam nói chung và trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng từ rất sớm. Quan hệ này đang ngày càng được củng cố, khẳng định, góp phần quan trọng trong sự phát triển giáo dục, đào tạo của hai nước và mở ra triển vọng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
4004 Cơ chế hợp tác an ninh đa phương Đông Bắc Á: Thách thức và triển vọng / TS. Hoàng Minh Hằng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 5 (159)/2014 .- Tr. 3-10. .- 327
Trong thập kỷ trở lại đây, tình hình an ninh ngày càng bấp bênh trong khu vực với những diễn biến phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên và các tranh chấp chủ quyền biển đảo quyết liệt đã khiến cho nhu cầu về việc hình thành một cơ chế hợp tác anh ninh đa phương ở Đông Bắc Á trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù đã đạt được một số bước tiến nhất định nhưng đến nay, tiến trình hình thành cơ chế này vẫn đang “dậm chân tại chỗ” do tác động của hai nhân tố chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Bài viết sẽ làm rõ thách thức của việc Trung Quốc trỗi dậy và sự gia tăng can dự vào khu vực của Mỹ đối với sự phát triển của tiến trình, đồng thời nêu lên triển vọng về khả năng hình thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương khu vực trong thời gian tới.
4005 Chiến lược an ninh của Mỹ và Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á hiện nay / ThS. Vũ Thị Mai // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 5 (159)/2014 .- Tr. 11-20. .- 327
Những năm gần đây, tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á vốn chứa đựng nhiều điểm nóng tiềm tàng, đang ngày càng trở nên phức tạp. Nguyên Nhân chính của tình trạng này là sự lớn mạnh của Trung Quốc đi kèm với những chiến lược đầy tham vọng, sự điều chỉnh chiến lược, gia tăng can dự Châu Á của Mỹ và phản ứng chính sách của các nước liên quan, trong đó có các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Bài viết đề cập những đặc điểm chính trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc và những ảnh hưởng của các chiến lược đó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á hiện nay.
4006 Quan hệ kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 / Huỳnh Xuân Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 5 (159)/2014 .- Tr. 31-40. .- 327
Tiểu vùng sông Mekong có vai trò và vị thế quan trọng trong lịch sử kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Đông Nam Á. Từ thế kỷ XVI các châu ấn thuyền của Nhật Bản đã đến buôn bán ở các thương cảng lớn của Tiểu vùng sông Mekong như Hội An của Việt Nam, Ayutthaya của Thái Lan và Phnom Penh của Campuchia. Bước sang thế kỷ XIX, khi các nước Tiểu vùng sông Mekong (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các đế quốc phương tây, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mekong được thể hiện thông qua hoạt động thương mại giữa Nhật Bản với Đông Dương thuộc Pháp, Myanmar thuộc Anh và Thái Lan.
4007 Nghiên cứu tại Hàn Quốc về giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt: Thực trạng & triển vọng / GS. Kim Jung-Sub // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 7 (161)/2014 .- Tr. 13-26. .- 327
Phân tích tình hình nghiên cứu ở Hàn Quốc về lĩnh vực giản dạy tiếng Hàn cho người Việt, từ đó đề xuất các góp ý mang tính xây dựng. Tác giả phân loại các nghiên cứu đã được công bố thành các bài báo khoa học, bài hội thảo, luận văn/luận án, với phương pháp phân tích định lượng và định tính. Từ đó đề xuất các nghiên cứu liên quan.
4008 Saudi Arabia – Iran: Dầu mỏ và những vấn đề trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu mùa xuân Arab / PGS. TS. Bùi Nhật Quang // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2014 .- Số 05 (105)/2014 .- Tr. 3-11. .- 327
Giới thiệu về Saudi Arabia và Ian trong bối cảnh mùa xuân Arab và thời kỳ chuyển đổi hậu Mùa xuân Arab, quan hệ dầu mỏ Iran – Saudi Arabia và cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran, vấn đề các nước lớn và một số nhận định, đánh giá chung.
4009 Tác động của các nước lớn trong khu vực đến việc hình thành các xu hướng chính trị mới tại Bắc Phi – Trung Đông / TS. Trần Thị Lan Hương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2014 .- Số 05 (105)/2014 .- Tr. 12-22. .- 327
Biến động Mùa xuân Arab đang dẫn tới sự hình thành các ma trận quyền lực mới trong khu vực Bắc Phi – Trung Đông. Trong bản đồ địa chính trị Bắc Phi – Trung Đông thời gian tới, đang tiếp tục nổi lên 4 chủ thế quan trọng trong khu vực đó là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Ai Cập, cộng thêm Isreal là nhân tố sân sau của Mỹ. Mô hình quyền lực nội tại của khu vực Bắc Phi – Trung Đông sẽ đi theo hướng 4+1, có sự đan xen lợi ích lẫn nhau, tạo nên một bức tranh chính trị Bắc Phi – Trung Đông từ nay đến năm 2020 mang tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với thời kỳ trước khi xảy ra biến động Mùa xuân Arab.
4010 Chính sách của Mỹ đối với Cuba qua Tu chính án Platt (1901-1934) / ThS. Dương Quang Hiệp // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 04/2014 .- Tr. 55-60. .- 327
Bài viết phân tích và làm rõ chính sách của Mỹ đối với Cuba trong 30 năm đầu thế kỷ XX thông qua quá trình thực hiện Tu chính án Platt (Platt Amendment) đối với đất nước nằm sát cạnh Mỹ.