CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3971 Quản trị và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ ở CHLB Đức / Hoàng Văn Tuyên // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 9 (168)/2014 .- Tr. 41-50 .- 370
CHLB Đức là một quốc gia điển hình ở châu Âu về hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ đa dạng, mức độ chuyên môn hóa cũng như xã hội hóa hoạt động KH&CN cao độ. Bên cạnh sự đa dạng về hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN, CHLB Đức cũng thể hiện sự ưu việt trong quản trị hoạt động KH&CN và đổi mới. Bài viết tập trung làm rõ bức tranh hệ thống tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN và mô hình quản trị KH&CN và đổi mới ở CHLB Đức.
3972 Tây Âu và Việt Nam trong chính sách toàn cầu của Mỹ (1945 – 1968) / Lê Tùng Lâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 9 (168)/2014 .- Tr. 62-62-74. .- 327
Từ năm 1949, Mỹ mở rộng chính sách toàn cầu sang châu Á, trọng tâm vấn đề là Việt Nam. Vậy Tây Âu và Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách toàn cầu của Mỹ? Đó là vấn đề cấp thiết khi tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
3973 Quản lý giáo dục đại học ở Canada: Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam / GS. TS. Trần Thị Vinh // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 08/2014 .- Tr. 47-56 .- 370
Phân tích một số vấn đề về giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục ở Canada, vấn đề quản lý giáo dục đại học và một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
3974 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ năm 2000 đến nay / TS. Nguyễn Thị Thắm, Đào Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 9 (163)/2014 .- Tr. 54-60 .- 327
Giới thiệu quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Mông Cổ. Một số đánh giá.
3975 Chính sách “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ từ sau chiến tranh Lạnh đến nay / Phí Hồng Minh, Lê Minh Đông // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 9 (163)/2014 .- Tr. 61-71 .- 327
Trình bày cơ sở hình thành chính sách ‘láng giềng thứ ba” của Mông Cổ. Quá trình thực hiện chính sách “láng giềng thứ ba”. Kết luận và hàm ý cho quan hệ Việt Nam – Mông Cổ.
3976 Ngoại giao Việt Nam – Mông Cổ thời kỳ đổi mới (1986 – 2000) / Phạm Quý Long // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 9 (163)/2014 .- Tr. 16-22 .- 327
Làm sáng tỏ một số đặc điểm căn bản trong tiến trình phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong giai đoạn từ 1986 đến năm 2000. Với quan điểm lịch sử cụ thể từ những hoàn cảnh khách quan quốc tế và của Việt Nam cũng như Mông Cổ thời bấy giờ.
3977 Vai trò của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ và hợp tác giữa Mông Cổ và ASEAN / Byambaa Tsengellkham // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 9 (163)/2014 .- Tr. 23-30 .- 624
Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập khu vực ngày nay. Mông Cổ đã chú ý nhiều hơn đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tham gia tích cực hợp tác trong khu vực này. Ưu tiên chính sách đối ngoại của Mông Cổ đã thay đổi, cần phải tích hợp vào Cộng đồng Đông Á và nghiên cứu cách hợp tác với các nước trong khu vực.
3978 Hệ thống thành phần câu tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của từ / PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc, ThS. Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 9/2014 .- Tr. 45-63 .- 400
Xuất phát từ bình diện cú pháp (thuộc tính kết trị) của từ và từ mối quan hệ cú pháp (quan hệ kết trị) giữa các từ, đề xuất một số ý kiến trao đổi nhằm góp phần giải quyết triệt để hơn hai vấn đề tranh luận: Thành phần câu là gì? Danh sách các thành phần câu cùng những tiêu chí xác định chúng?
3979 Về vấn đề thực tại hóa danh từ trong tiếng Việt / PGS. TS. Vũ Văn Đại // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 9/2014 .- Tr. 64-72 .- 400
Trình bày tóm tắt lí thuyết tâm lí hoạt động ngôn ngữ và khái niệm thực tại hóa đơn vị ngôn ngữ, sau đó phân tích các trường hợp thực tại hóa danh từ nòng cốt của danh ngữ và danh từ định ngữ trong tiếng Việt.
3980 “Ngôn ngữ giới trẻ” có phải là tiếng lóng cần chuẩn hóa? / GS. TS. Nguyễn Đức Tồn, ThS. Đồng Thị Hằng // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 8/2014 .- Tr. 3-21 .- 400
Làm sáng tỏ các khái niệm “biệt ngữ” và “tiếng lóng”, sau đó đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của giới trẻ với những khái niệm này để xem ngôn ngữ giới trẻ có đúng là một dạng biệt ngữ (ngang hàng với các dạng biệt ngữ khác, như thuật ngữ, từ nghề nghiệp…) hay đó là tiếng lóng.