CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
3961 Ngoại giao kinh tế - Xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế / TS. Trần Thọ Quang, ThS. Đào Thị Nguyệt Hằng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 2 (173)/2015 .- Tr. 12-20 .- 327

Trong vài thập kỉ trở lại đây, quan hệ giữa các quốc gia đang hình thành xu thế mới, đó là ngoại giao kinh tế. Công cụ của ngoại giao kinh tế bao gồm viện trợ kinh tế, thâm nhập kinh tế, điều ước kinh tế, hợp tác kinh tế, phong tỏa cấm vận, trừng phạt kinh tế, chiến tranh thương mại, chiến tranh thuế quan, chiến tranh tiền tệ…

3963 Ngành ngoại giao Mỹ: Một góc nhìn từ bên trong / Quỳnh Mai // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 48-54 .- 327

Giới thiệu một số nét lớn liên quan đến tổ chức và vận hành của bộ máy liên quan đến tổ chức và vận hành của bộ máy Bộ Ngoại giao Mỹ, qua đó cung cấp một góc nhìn từ bên trong về các lực lượng và tiến trình chính tạo nên sức mạnh ngoại giao của Mỹ.

3964 Đằng sau sự tăng cường trở lại Đông Nam Á của Mỹ trong thời gian tới / ThS. Nguyễn Quốc Toàn // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 01/2015 .- Tr. 18-25 .- 327

Trong chiến lược quốc phòng được công bố ngày 05/01/2012, Washington tái khẳng định chủ nghĩa chủ trương chuyển trọng tâm từ châu Âu – Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương. Đây là sự điều chỉnh quan trọng trong chiến lược toàn cầu nhằm duy trì vai trò siêu cường của Mỹ. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực mà Mỹ thể hiện sự quan tâm đặc biệt và thực thi nhiều chính sách nhằm tăng cường sự tái hiện diện. Mục đích thực sự đằng sau động thái này là gì, có tác động ra sao tới tình hình Việt Nam là nội dung mà bài báo muốn đề cập.

3965 Vấn đề lao động trong đàm phán TPP của Mỹ và tác động tới Việt Nam / Lê Chí Dũng // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 01/2015 .- Tr. 42-48 .- 327

Việc tìm hiểu phương thức Mỹ giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm để thuyết phục dư luận trong nước ủng hộ TPP, cũng như quan điểm của các nhà làm luật và nhóm lợi ích ở Mỹ trong quan hệ với Việt Nam sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận thuận lợi hơn những khác biệt của hai nước về những vấn đề này trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP.

3966 Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh – so sánh pháp luật cạnh tranh EU và Việt Nam / Nguyễn Thị Trâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 1 (172)/2015 .- Tr. 46-56 .- 340

Phân tích, so sánh chế định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật cạnh tranh giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh.

3967 Cải cách giáo dục ở Vương quốc Anh và một số gợi mở đối với Việt Nam / Phùng Diệu Anh, Bùi Bích Vân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 12 (171)/2015 .- Tr. 47-60 .- 370

Xem xét những cải cách quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến giáo dục ở Anh và gợi mở một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tiến hành đổi mới giáo dục hiện nay.

3968 Hành động nói gián tiếp thực hiện bằng hành động hỏi trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan / Nguyễn Thị Thuận // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 14 – 21 .- 800

Trình bày quá trình khảo sát 73 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm xác định: Tần số xuất hiện của các hành động nói gián tiếp được thực hiện bằng hành động hỏi; Tìm hiểu mối quan hệ giữa hành động nói gián tiếp với phép lịch sự; Xem xét đặc trưng ngữ dụng của việc sử dụng hành động nói gián tiếp.

3969 Biểu tượng tính dục trong ca dao xứ Huế từ góc nhìn phân tích diễn ngôn / Trương Thị Nhàn // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 8 – 13 .- 400

Bài viết làm sáng tỏ đặc điểm của ngôn ngữ biểu tượng tính dục, ngõ hầu góp một phần nhỏ về mặt tư liệu cho việc nghiên cứu những yếu tố có giá trị biểu trưng nghệ thuật và có tính phân tâm học trong thơ ca dân gian Việt Nam nói chung và ca dao xứ Huế nói riêng.

3970 Ứng dụng của giao tiếp qua công nghệ trong sự phát triển năng lực ngôn ngữ / Nguyễn Văn Long // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 22 – 25 .- 400

Giới thiệu các phương diện siêu ngôn ngữ có hiệu quả cao trong quá trình học ngoại ngữ, các thành phần và kỹ năng ngôn ngữ mà người học có thể phát triển thông qua môi trường giao tiếp qua công nghệ.