CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2271 Một số đánh giá bước đầu về chiến lược kết nối Á – Âu của liên minh châu Âu / Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 1 (220) .- Tr.36 – 45 .- 327
Nêu bối cảnh ra đời, mục tiêu cơ bản và kế hoạch triển khai, đánh giá về chiến lược Kết nối Á – Âu.
2272 Lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế / Ngô Duy Ngọ // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 1 (220) .- Tr. 46- 57 .- 327
Tập trung phân tích sự đan xen phức tạp về lợi ích và yếu tố quyết định đói với quá trình hoạch định, triển khai chính sách, đối ngoại của các nước thông qua các mối quan hệ giữa các quốc gia.
2273 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Đặng Minh Đức, Nguyễn Phương Tâm Anh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 73-82 .- 327.4
Tây Nguyên là khu vực có rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết này đánh giá tiềm năng của vùng, từ đó hướng tới đẩy mạnh bảo tồn, khai thác hiêụ quả nhằm phát triển và bảo tồn tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới.
2274 Các mô hình hoạch định chính sách phổ biến của nước Anh với EU giai đoạn 1992-2016 / Chu Thanh Vân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 211 .- Tr. 19-27 .- 327
Nước Anh là một quốc gia có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Anh luôn được đánh giá cao nhờ phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống trong quan hệ quốc tế nhờ tài ngoại giao và sự tính toán chiến lược khôn ngoan. Nhiều mô hình hoạch định và đánh giá, phân tích chính sách đối ngoại chuyên biệt đã được phát triển. Bài viết tìm hiểu ba mô hình phân tích chính sách đối ngoại có tính phổ quát hơn cả của Anh đối với EU trong giai đoạn 1992-2016, bao gồm: cấp tiến, tổ chức/ thể chế/ hành chính và đa nguyên.
2275 Bảo vệ di sản vùng chiến sự Trung Đông - Cuộc đấu tranh gìn giữ kí ức nhân loại / Trần Thị Khánh Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 60-72 .- 327
Khu vực Trung Đông trù phú nơi chứa đựng nhiều tầng trầm tích văn hoá. Bài viết xem xét thực trạng di sản văn hoá ở một số quốc gia Trung Đông bị phá huỷ do chiến tranh và một số hoạt động nỗ lực bảo vệ di sản trong vùng chiến sự của cộng đồng quốc tế.
2276 Vấn đề "biết chữ" ở Việt Nam: Suy nghĩ từ số liệu khảo sát thực tế ở tỉnh dân tộc miền núi Điện Biên / Trần Trí Dõi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 3-9 .- 400
Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ "biết chữ (Literacy)" ở Việt Nam hiện nay (thời điểm tháng 1 năm 2016) từ lứa tuổi 15 đến 50 là 97,3 phần trăm; do đó, tỷ lệ mù chữ (Illiteracy)" chỉ giới hạn ở mức 02,7 phần trăm. Tuy nhiên, con số khảo sát trên thực địa thu được khi nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên (một tỉnh miền núi dân tộc thiểu số), tỉ lệ "mù chữ" lại lơn hơn rất nhiều. Cụ thể, nếu tính chung từ 06 tuổi trở lên trên địa bàn ấy, tỷ lệ "mù chữ" sẽ là 43,9 phần trăm; còn độ tuổi từ 18 - 55 (nữ)/60 (nam) thì tỉ lệ "mù chữ" 47,5 phần trăm. Như vậy, mức độ chênh lệch với tỉ lệ bình quân giữa số liệu chính thức trên phạm vi cả nước và số liệu khảo sát trên thực tế ở một địa bàn cụ thể có thể ở mức quá cao. Từ thực trạng nói trên, bài viết trình bày một vài suy nghĩ liên quan đến sự chênh lệch giữa hai tỉ lệ "mù chữ" chính thức trên phạm vị quốc gia và ở một địa phương cụ thể. Đồng thời, qua tỉ lệ "mù chữ" thực tế ở một địa bàn dân tộc miền núi đã được khảo sát, bài viết cũng nêu ra những ảnh hưởng hay tác động của nó trong phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam để hội nhập quốc tế hiện nay.
2277 Dấu hiệu "đuôi sao chổi (B-line) trên siêu âm phổi: Một yếu tố đánh giá tình trạng ứ huyết phổi ở bệnh nhân suy tim / Nghiêm Xuân Khánh, Nguyễn Thị Bạch Yến, Lê Tuấn Thành // Y học thực hành .- 2019 .- Số 81 .- Tr. 23-32 .- 610
Khảo sát dấu hiệu B-line trong thực hành lâm sàng trên 53 bệnh nhân vào viện vì các triệu chứng suy tim. Kết quả có 11/53 bệnh nhân tử vong. Tất cả các bệnh nhân khi nhập viện đều quan sát thấy có B-line trên siêu âm phổi ở mức độ nhiều. Nhóm bệnh nhân tử vong có thời gian phát hiện suy tim, NT-proBNP và số lượng B-line lớn hơn so với nhóm được ra viện. ULCs có tương quan đồng biến với mức độ suy tim theo các chỉ số đánh giá mức độ suy tim trên lâm sàng.
2278 Ý nghĩa biểu trưng của con chó trong ngôn ngữ và văn hóa / Trần Văn Sáng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 96-101 .- 400
Chó là con vật cầm tinh thứ 11 trong 12 con giáp theo lịch âm - dương của văn hóa á Đông. Trong ngôn ngữ, loài vật này được định danh bằng các từ ngữ khác nhau, phản ánh quá trình giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa: chó, cẩu, khuyển. Trong văn học, ý niệm về loài chó được dùng để biểu trưng hóa các ý nghĩa đa dạng, phong phú, vừa tích cực vừa tiêu cực nhưng ý nghĩa biểu trưng tiêu cực vẫn là chủ yếu. Sự biểu trưng hóa của loài chó trong ngôn ngữ và văn hóa đã bước đầu phản ánh được đặc điểm tri nhận và lối ứng xử trong chiều sâu tâm thức văn hóa Việt.
2279 Phát huy giá trị của tiếng Tày và chữ Nôm Tày: từ góc nhìn của khảo cứu Thái học Việt Nam / Vương Toàn // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 5-12 .- 400
Nhờ có chữ Nôm mà người Tày đã lưu giữ được kho tàng văn học và tri thực dân gian vô giá. Chữ Nôm Tày đã hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh đó, song giá trị của nó thì còn chưa được chúng ta đánh giá chính xác và đầy đủ. Cũng như các bộ chữ cổ của người Tháu, chữ Nôm Tày thu hút sự quan tâm của Thái học Việt Nam, một chương trình khoa học chú ý đặc biệt đến bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm Tày - Thái, nhằm bảo tồn và phát huy các yếu tố tích cực của nó trong cuộc sống hiện đại.
2280 Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên nhìn từ góc kí hiệu học văn bản / Lê Nguyên Cẩn // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 28-31 .- 400
Bài viết vận dụng cách thức phân tích văn bản từ góc độ kí hiệu học văn bản để chỉ ra cái bi gắn với thế hệ trong bước chuyển mình của lịch sử, được tái hiện trong bài thơ "Ông đồ" nổi tiếng của nhà thơ Vũ Đình Liên.