CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2251 Hệ thống chính trị của Liên minh châu Âu hậu Brexit / Nguyễn Thị Trang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr.5 – 45 .- 327

Tìm hiểu và phân tích những tác động của Brexit đối với hệ thống chính trị của EU, từ đó có cái nhìn mới hơn về vấn đề Brexit.

2252 Quan hệ Việt – Pháp: Từ khởi nguồn lịch sử đến đối tác chiến lược sau hơn 45 năm nhìn lại / Nguyễn Văn Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr.63 – 73 .- 327

Trình bày mối quan hệ Việt – Pháp thời kỳ trước bình thường hóa. Thời kỳ mới trong quan hệ Việt – Pháp, sau hơn 45 năm nhìn lại. Bước tiếp nối quan hệ Việt – Pháp hướng tới tăng cường đối tác chiến lược.

2253 Hợp tác qua biên giới Đông Nam Phần Lan – Nga và một số kiến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Vũ Hà, Nguyễn Anh Thu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr.75 – 86 .- 327

Giới thiệu tổng quan về Chương trình hợp tác qua biên giới (CBC) ở châu Âu và phân tích kinh nghiệm hợp tác biên giới Phần Lan – Nga để từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là một nước thành viên của Asean và đang tích cực xây dựng các chương trình hợp tác biên giới với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc.

2254 Tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam / Ngô Văn Vũ, Nguyễn Thùy Dương, Phạm Văn Nghĩa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.18 – 27 .- 327

Phân tích những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực và đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam.

2255 Chênh lệch phát triển giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng / Nguyễn Hồng Nhung // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 37 – 51 .- 327

Tập trung đánh giá thực trạng chênh lệch phát triển các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) kể từ năm 2002, khi các nước này thực hiện Khung khổ Chiến lược lần thứ nhất 2002 – 2012 (SF I 2002 – 2012) cho đến nay thông qua cách tiếp cận 4 – I: thu thập, cơ sở hạ tầng, liên kết, và thể chế, đồng thời đề cập đến các hoạt động hội nhập trong Asean và GMS nhằm giảm chênh lệch phát triển giữa các nước GMS.

2256 Giáo dục lý luận Mác – Lênin trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thanh Phúc // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.59 – 70 .- 370

Đề cập đến giáo dục tư duy lý luận, giáo dục đạo đức và giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

2257 Đặc trưng cung đình của thơ ca chúa Trịnh / Nguyễn Mạnh Hoàng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.97 – 102 .- 895.921

Phân tích những đặc trưng cung đình của thơ ca các chúa Trịnh ở Việt Nam thời trung đại về nội dung, về ngôn từ và bút pháp.

2258 Đánh giá mô hình đối tác công tư trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam và các hàm ý chính sách / Phạm Thị Minh Uyên // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 1 (161) .- Tr.47 – 55 .- 327

Đánh giá tính hiệu quả của mô hình đối tác công tư trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam nhằm gợi ý các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của mô hình PPP các nhóm ngành hàng nông nghiệp.

2259 Chính sách phát triển kinh tế biển ở Nhật Bản / Nguyễn Quang Huy // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 2 (162) .- Tr. 26 – 30 .- 327

Phân tích những tìm năng, lợi thế của Nhật Bản trong phát triển kinh tế và một số chính sách phát triển kinh tế biển thời gian qua của đất nước này.

2260 Chính sách hướng Đông của Ai Cập và cơ hội hợp tác Việt Nam – Ai Cập / Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 2 (162) .- Tr. 3 – 9 .- 327

Tập trung làm rõ một nét cơ bản về bối cảnh ra đời và củng cố chính sách hướng Đông của các nước Trung Đông, phân tích về chính sách hướng Đông của Ai Cập, đồng thời gợi mở và kiến nghị cho Việt Nam hướng tiếp cận với chính sách hướng Đông của Ai Cập nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam với Ai Cập trong thời gian tới.