CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2241 Vai trò trung gian – hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam / Vũ Lê Thái Hoàng, Đỗ Thị Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr. 29 – 57 .- 327

Nêu khái niệm, đặc điểm của tiến trình trung gian – hòa giải, vai trò trung gian hòa giải của các quốc gia tầm trung, vai trò trung gian – hòa giải của Oxtrâylia, Indonesia, và hàm ý cho Việt Nam.

2242 Biển Đông trong quan hệ Trung – Mỹ / Vũ Duy Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.58 – 77 .- 327

Trình bày các nội dung: Kiểm soát biển và quyền lực nước. Những bài học từ lịch sử. Biển Đông trong chiến lược của Trung Quốc và Mỹ trong thế kỷ XXI. Vận động của quan hệ Mỹ - Trung và vấn đề biển Đông. Chiều hướng vấn đề biển Đông trong quan hệ Trung – Mỹ thời gian tới. Trung – Mỹ và biển Đông: Thỏa hiệp hay không thỏa hiệp.

2243 Công chúng và chính sách đối ngoại của chính quyền Trump giai đoạn 2017 – 2018 / Tô Anh Tuấn, Mai Hồng Tâm // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.78 – 99 .- 327

Nhìn lại hai năm đầu cầm quyền của chính quyền Trump để giải thích tại sao công chúng lại có ảnh hưởng đa dạng như vậy đối với chính sách đối ngoại của chính quyền Trump.

2244 Nhìn lại chính sách xoay trục dưới thời cựu Tổng thống Obama và những điều chỉnh hiện nay / Đặng Trung Dũng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.100 - 115 .- 327

Đánh giá và nhìn lại chính sách xoay trục của chính quyền cựu Tổng thống Obama và tác động của nó tới tình hình chính trị, anh ninh đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đánh giá sự tiếp tục của chiến lược này dưới thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.

2245 Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 19 và tác động đối với khu vực Đông Nam Á / Bùi Nam Khánh, Bùi Thị Thu Huế // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.116 – 138 .- 327

Phân tích những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 19 và tác động từ điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.

2246 So sánh tính dung hợp trong quá trình giao thoa văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ / Nguyễn Khánh Như // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 4 (77) .- Tr. 8 – 12 .- 306

Tìm hiểu về tính dung hợp trong quá trình giao lưu văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời đưa ra những so sánh và nhận xét khả năng dung hợp văn hóa của hai nước.

2247 Phản ứng của Nga của vụ thử hạt nhân năm 1998 của Ấn Độ / Hoàng Xuân Trường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 4 (77) .- Tr. 13 – 19 .- 327

Phân tích vài nét vấn đề hạt nhân trong quan hệ Ấn Độ - Nga sau Chiến tranh lạnh. Phản ứng của Nga trong thời điểm Ấn Độ thử hạt nhân năm 1998. Phản ứng của Nga sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ.

2248 Chính sách đối ngoại của Mỹ: Từ “Châu Á – Thái Bình Dương” đến “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” / Nguyễn Hà Trang // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 4 (77) .- Tr.20 – 25 .- 327

Phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ: Từ “Châu Á – Thái Bình Dương” đến “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” dưới thời Tổng thống Donald Trump.

2249 Quan điểm chiến lược và lợi ích kinh tế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay / Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 4 (77) .- Tr. 26 -32 .- 327

Bài viết đưa ra các quan điểm chiến lược về lợi ích kinh tế của Việt Nam trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc trên cơ sở phân tích lợi ích kinh tế Việt Nam trong việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên vùng biển này đồng thời so sánh các yếu tố kinh tế giữa hai bên khi xảy ra các tranh chấp trên Biển Đông.

2250 Chính sách nhập cư châu Âu: Các yếu tố địa hình và nguyên nhân thất bại / Hồ Thu Thảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 2 (221) .- Tr. 24 – 34 .- 327

Phân tích một số yếu tố quan trọng định hình nên chính sách nhập cư của châu Âu, từ đó đưa ra nguyên nhân đằng sau sự thất bại của EU trong việc tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề giải quyết khủng hoảng nhập cư, tập trung vào mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia của các nước thành viên và những giá trị nhân quyền mà EU theo đuổi.