CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2021 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 80 - 91 .- 327
Đánh giá FDI từ EU vào ASEAN nói chung và vào Việt Nam nói riêng; nhận diện những cơ hội và thách thức đốiv ới Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước EU trong thời gian tới; từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
2022 Quan hệ Việt Nam – Đức: Một số điểm nhân và triển vọng / Bùi Hải Đăng, Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 10 (229) .- Tr. 3 - 15 .- 327
Trình bày nội dung về những nội dung nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Đức và một số gợi ý nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Đức.
2023 Lý thuyết chính trị xanh trong hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu / Vũ Hồng Nhung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 10 (229) .- Tr. 16 - 25 .- 327
Mô tả một vài đặc điểm chính của lý thuyết chính trị xanh trong quan hệ quốc tế và đánh giá tính hiệu quả của lý thuyết này trong hợp tác quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu thông qua những nỗ lực của Liên minh Châu Âu.
2024 Brexit: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may, da giày Việt nam vào Vương quốc Anh / Trần Thị Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 10 (229) .- Tr. 36 - 43 .- 327
Đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, da giày nhằm tận dụng ưu thế, hạn chế những bất lợi sau khi Brexit chính thức diễn ra.
2025 Chính sách Trung Đông của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 9 (169) .- Tr. 21 - 28 .- 327
Đổi mới phương thức tiếp cận, định hướng xây dựng một cấu trúc anh ninh mạnh của khối Arab, kiềm chế đối thủ tranh giành ảnh hưởng, thúc đẩy kinh tế - thương mại, từng bước thực hiện Kế hoạch hòa bình thông qua sức mạnh là những nội dung chủ yếu trong chính sách Trung Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump nhằm duy trì vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này.
2026 Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Phạm Thanh Hà // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 9 (169) .- Tr. 36 - 45 .- 327
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hai thập niên đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đổi, đặc biệt dưới thời tổng thống Barak Obama và Donal Trump, nổi bật trên ba lĩnh vực: địa chiến lược, chính trị ngoại giao, kinh tế. Mối quan hệ và sự cạnh tranh chiến lược giữa hai nước lớn này đặt khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.
2027 Kết nối cơ sở hạ tầng Việt Nam - Ấn Độ / Đồng Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 24 - 30 .- 327
Trình bày các nội dung về: 1. Hợp tác kết nối hàng không Việt Nam - Ấn Độ; 2. Hợp tác kết nối đường biển Việt Nam - Ấn Độ; 3. Hợp tác keedt nối đường bộ Việt Nam - Ấn Độ và Kết luận.
2028 Quan hệ chính trị và kinh tế của Thái Lan – Campuchia từ năm 2008 đến năm 2016 / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 39 - 47 .- 327
Phân tích những biến chuyển trong quan hệ chính trị và kinh tế của hai nước, nhận diện được yếu tố chính trị trong nước mà cụ thể là chính phủ nào nắm quyền và lợi ích kinh tế của họ là gì, yếu tố tiên quyết ảnh hưởng và định hình mối quan hệ giữa Thái Lan và Cam puchia là như thế nào?.
2029 Sự truyền thừa của Phật giáo và vùng châu thổ sông Mê Kông qua cứ hiệu thời kỳ Vương quốc Phù Nam và Văn hóa Óc Eo – Những vấn đề khoa học đặt ra cần nghiên cứu hiện nay / Lý Hùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 79 - 86 .- 400
Khái quát về Vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo, trên cơ sở đó đưa ra một số luận điểm khoa học và những vấn đề cần nghiên cứu đối với quá trình truyền thừa của Phật giáo và vùng châu thổ sông Mê Kông, hướng các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm đến địa danh “Suvannaphumi.
2030 Mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Tiến Sâm, Nguyễn Bá Thanh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 10 (218) .- Tr. 14 - 26 .- 327
Trình bày các mục như sau: 1. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; 2. Xây dựng chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; 3. Xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; 4. Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ; 5. Xây dựng văn minh sinh thái; Một số nhận xét, đánh giá và gọi mở mới Việt Nam.