CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2011 Giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ở Việt Nam / Nguyễn Huy Hiệu, Trần Nam Chuân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 10 (229) .- Tr. 67 - 73 .- 327

Trình bày các điều như sau: 1. Giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga; 2. Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và 3. Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những bài học về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược của Các mạng Tháng Mười Nga vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

2012 Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2012 – 2018: triển vọng và thách thức / Đặng Hoàng Linh, Nguyễn Hồng Ngọc // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 2 (117) .- Tr. 7 - 24 .- 327

Trình bày thực trạng, phân tích và tổng hợp những nét tiêu biểu trong quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Công hòa Liên bang Đức, từ đó đánh giá thành tựu và hạn chế của mối liên kết song phwuowng này để đưa ra triển vọng cũng nhưu đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư giữa hai quốc gia.

2013 Hợp tác tiểu vùng Mê Công trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0 và hàm ý cho Việt Nam / Lê Trung Kiên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 2 (117) .- Tr. 25 - 48 .- 327

Bổ sung nội dung nghiên cứu về tiểu vùng Mê Công thông qua đánh giá các cơ hội và thách thức tác động từ Toàn cầu 4.0 đối với hợp tác tiểu vùng Mê Công. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách về định hướng hợp tác Mê Công thời gian tới để thích ứng với Toàn cầu hóa 4.0 cũng như một số hàm ý chính sách về sự tham gia hợp tác của Việt Nam ở tiểu vùng.

2014 Xu hướng chính sách đối ngoại của Cam-pu-chia trong 10 – 15 năm tới / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 2 (117) .- Tr. 95 - 119 .- 327

Cam-pu-chia là đối tác láng giềng quan trọng của Việt Nam. Lịch sử cho thấy, xử lý quan hệ với Cam-pu-chia là vấn đề có tính trọng yếu đối với an ninh, phát triển và vị thế khu vực của Việt Nam. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á cũng như những diễn biến ở Cam-pu-chia thời gian gần đây, việc đánh giá xu hướng chính sách đối ngoại của nước này trong trung và dài hạn là rất quan trọng, góp phần hoạch định chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới.

2015 Góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới / Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 7 - 28 .- 327

Quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta đã đặt nền móng cho công tác đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Dấu ấn của những tư duy đối ngoại mới đã được thể hiện rõ trong quá trình hoạch định và triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trước các yêu cầu phát triển mới của đất nước và những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại tiếp tục được đặt ra để đưa công tác đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

2016 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ứng xử trong quan hệ với các nước lớn và bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 29 - 55 .- 327

Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nền ngoại giao nước nhà, đáng chú ý là tư tưởng của Người về ứng xử trong quan hệ với các nước lớn, được đúc rút từ thực tiễn cách mạng của đất nước. Bài học kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ứng xử với các nước lớn vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay và nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, cạnh tranh nước lớn gia tăng.

2017 Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức hướng tới tương lai / Đặng Hoàng Linh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 56 - 74 .- 327

Trình bày nội dung về Lịch sử quan hệ song phương giữa Việt nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Cơ sở thuận lợi để phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Cầu nối bền vững thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức; Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức và Triển vọng nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.

2018 Khái luận về chiến lược đối ngoại / Lê Đình Tĩnh, Đặng Cẩm Tú, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 199 - 224 .- 327

Mặc dù có các nội dung tương tự như chính sách nhưng chiến lược được đặt ở một tầm mức cao hơn và nhằm hướng tới những mục tiêu lớn hơn và hệ trọng hơn trên ba tiêu chí về thời gian, không gian và mức độ.

2019 Bàn về vấn đề xung đột giữa các điều ước quốc tế / Lý Vân Anh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 255 - 276 .- 327

Phân tích luật Việt Nam về điều ước quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị để đối phó với nguy cơ xung đột giữa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2020 Giải pháp phát triển tài sản trí tuệ là chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong thực thi EVFTA và bối cảnh hội nhập quốc tế mới / Vũ Tuấn Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 65 - 79 .- 327

Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ là chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong bối cảnh EVFTA và quốc tế mới.