CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1941 Hiện tượng “Phản điển mẫu” trong văn xuôi viết về đề tài lịch sử Việt Nam sau 1975 / Trần Thị Nhật // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 12(574) .- Tr. 79-88 .- 800
Nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong văn xuôi viết về đề tài lịch sử Việt Nam sau 1975 qua góc nhìn “giải điển mẫu” và “phản điễn mẫu” sẽ là những cơ sở đối sánh tin cậy nhằm lượng hóa và đánh giá sức sáng tạo của nhà văn một cách thuyết phục.
1942 Phác thảo hơn một thế kỷ thành tựu nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học Việt Nam hiện đại / Phong Lê // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Tr. 13-17 .- Tr. 13-17 .- 800
Phác thảo khái quát lược sử thành tựu nghiên cứu, lí luận phê bình văn học hiện Việt Nam thế kỉ XX qua những vấn đề và tác phẩm quan trọng, nổi bật trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam.
1943 Ý Nhi và những bến bờ của sáng tạo / Huỳnh Như Phương // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 12(575) .- Tr. 30-37 .- 800
Trình bày những chặng đường sáng tác, đồng thời phân tích phong cách Ý Nhi qua các thể loại thơ trữ tình, truyện ngắn và chân dung văn học nhân dịp tuyển tập Ngọ gió qua vườn (2019) của bà được xuất bản.
1944 Lê Quý Đôn, nhà ngoại giao sắc sảo và tinh tế (nhìn từ Quế Đường Thi tập) / Trần Thị Băng Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 1(575) .- Tr. 65-78 .- 800
Giới thiệu vị thế chính khách ngoại giao – thi nhân Lê Quý Đôn qua phân tích Quế Đường thi tập, nội dung phần thơ làm trong cuộc đi sứ 1759-1762, xác định vai trò chủ thể tác giả, nhấn mạnh sự sắc sảo, tinh tế, bản lĩnh nhà ngoại giao trong giao tiếp, xướng họa, tình bạn và mối tương liên trên với đoàn sứ thần Triều Tiên.
1945 Đọc hiểu tiểu thuyết chương hồi theo đặc trưng thể loại / Trần Thị Thu Hương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 21-31 .- 800
Luận bàn về đặc trưng thể loại của tiểu thuyết chương hồi với các thành tố cơ bản như kết cấu, nhân vật, sự kiện …, đồng thời thông qua đó để đọc hiểu hai trường hợp văn bản nói trên.
1946 Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Báo chí, các nhà dân tộc chủ nghĩa và vấn đề phụ nữ ở Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX / Đoàn Ánh Dương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 70-89 .- 800
Tìm hiểu cách thức tiếp cận vấn đề phụ nữ - một số vấn đề thực sự mới mẻ - của giới tinh hoa Việt Nam trong những hình dung của họ về một mô hình nhà nước Việt Nam mới vào khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX.
1947 Tựa, bạt trong thưởng thức, phê bình thơ ca Việt Nam thời trung đại / Nguyễn Kim Châu // .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 90-100 .- 800
Tìm hiểu sâu hơn về vị trí, chức năng, đặc điểm của tựa, bạt từ góc nhìn liên văn bản và tiếp nhận văn học, với hi vọng có một số đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu một thể loại đáng chú ý trong lĩnh vực thưởng thức, phê bình văn chương.
1948 Nhóm từ ngữ chỉ qua hệ thân thích khảo cứu tư liệu từ điển song ngữ Hán Việt / Lã Minh Hằng // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 11(366) .- Tr. 8-25 .- 400
Khảo sát nhóm từ chỉ quan hệ thân thích, trên cơ sở đó đối chiếu với các cứ liệu thu thập được từ từ điển tiếng Việt nhằm đưa ra những nhận định giúp bổ khuyết cho vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại.
1949 Hình ảnh con người Việt Nam qua trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ người trong ca từ các ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975 / Nguyễn Thị Thúy Hà // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 11(366) .- Tr. 64-80 .- 400
Nghiên cứu một khúc đoạn hiện thực khách quan được phản chiếu qua trường từ vựng chỉ người trong các tác phẩm văn học nói chung, trong ca từ của các ca khúc cách mạng giai đoạn 1945-1975 nói riêng.
1950 Tiến bộ xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Minh Trí // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 47-58 .- 303
Phân tích làm rõ quan điểm về tiến bộ xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, qua đó góp phần vào cung cấp thêm các căn cứ khoa học cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách thực hiện tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay.