CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1951 Biểu thức quy chiếu trong các bài viết đăng trên tạp chí khoa học Xã hội Việt Nam / Nguyễn Đức Long // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 115-122 .- 302
Biểu thức quy chiếu thể hiện chính xác chủ đích phát ngôn nhằm giải mã hành động quy chiếu. Nghiên cứu biểu thức quy chiếu được sử dụng trong một số bài nghiên cứu đăng trên tạo chí Khoa học xã hội Việt Nam năm 2018 cho thấy quy chiếu hồi chỉ, khứ chỉ trỏ về các đối tượng khác nhau đã làm nổi bật yếu tố khách quan, văn phong khoa học chặt ché, logic.
1952 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa truyền thống của người Việt Nam / Nguyễn Thế Vinh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 74-79 .- 294.309 597
Nghiên cứu về sự tác động tích cực của phật giáo đến văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ đạp đức, lối sống, phong tục, tập quán, nghệ thuật và có sự gán kết mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân.
1953 Đặc điểm nghệ thuật truyện trinh thám của Thế Lữ / Nguyễn Thế Bắc // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 106-116 .- 895
Phân tích đặc điểm nghệ thuật truyện trinh thám của Thế Lữ. Ông đã tạo nên một nét đẹp riêng trong sự nghiệp sáng tác của mình với mảng truyện kinh dị, trinh thám.
1954 Các mô hình định danh cơ bản của thuật ngữ cơ khí Tiếng Việt / Trần Ngọc Đức // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 14-22 .- 400
Tập trung nghiên cứu về một số mô hình định danh cơ bản của thuật ngữ cơ khí Tiếng Việt.
1955 Vị trí thỗ ngữ Cao Lao Hạ ở tỉnh Quảng Bình trong bức tranh phương ngữ Trung Bộ của Tiếng Việt / Nguyễn Thị Thủy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 29-35 .- 400
Giới thiệu sơ bộ về vị trí thổ ngữ Cao Lao Hạ ở tỉnh Quảng Bình trong bức tranh phương ngữ Trung Bộ của Tiếng Việt. Từ đó đưa ra lí do về sự lựa chọn tiếng địa phương khác để so sánh khi muốn nhận diện đầy đủ về thổ ngữ Cao Lao Hạ của tiếng địa phương Quảng Bình nói riêng cũng như trong phương ngữ Trung Bộ của tiếng Việt nói chung.
1956 Đặc điểm cấu tạo của địa danh Quảng Ngãi / Nguyễn Hạnh Nhi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 36-41 .- 910.3 597
Khảo sát đặc điểm cấu tạo địa danh tỉnh Quảng Ngãi với mô hình gồm hai thành tố chính là thành tố chung và tên riêng.
1957 Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + bộ phận cơ thể người” tiếng Việt / Trần Trung Hiếu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 42-53 .- 400
Trên cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận bài báo phân tích các ẩn dụ ý niệm trong các kết cấu “X+ bộ phận cơ thể người” tiếng Việt. Phân tích các ánh xạ ý niệm và mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm. Trên cơ sở đó, khái quát hóa các mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm hóa của dân tộc Việt.
1958 Một số đặc điểm về ngôn ngữ được sử dụng trong các chương trình tư vấn sức khỏe trên VTV / Nguyễn Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- 68-74 .- Số 12(292) .- 400
Khảo sát, phân tích và chỉ ra một số đặc điểm về ngôn ngữ nói chung và yếu tố giới trong ngôn ngữ nói riêng trong các chương trình tư vấn sức khỏe giới tính, sinh sản, tình dục trên kênh O2TV của Đài Truyền hình Việt Nam.
1959 Phương pháp khối liệu và nghiên cứu thử nghiệm bản dịch Tiếng Việt về Marketing / Nguyễn Thị Hồng Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 82-93 .- 400
Giới thiệu chi tiết về phương pháp dựa vào khối liệu từ các khái niệm cơ bản, các úng dụng của nó cũng cách xây dựng khối liệu qua một số phần mềm hiện nay. Đồng tời nghiên cứu thử nghiệm trên bản dịch tiếng Việt về Marketing.
1960 Đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác mô tả tâm trạng và cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh / Nguyễn Thị Hải Bình // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 94-100 .- 400
Khảo sát các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong thành ngữ mô tả tâm trangh, cảm xúc của con người trong tiếng Việt và tiếng Anh, tìm sự khác biệt và tương đồng trong sử dụng các đơn vị từ vựng này trong thành ngữ mô tả tâm trạng, cảm xúc của con người trong hai ngôn ngữ. Qua đó chỉ ra một số đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ đặc biệt qua các đơn vị từ vựng trong thành ngữ.