CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1921 Đánh giá mức độ hạn khí tượng vùng Đồng bằng sông Hồng trong xu thế biến đổi khí hậu / Hoàng Lưu Thu Thuỷ, Lưu Thế Anh, Tống Phúc Tuấn, Nguyễn Đức Thành, Lê Bá Biên // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 1 (28) .- Tr.11 – 17 .- 910.133

Mức độ khô hạn vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá thông qua 2 chỉ số: chỉ số khô hạn K và chỉ số Sazonov. Xét theo trung bình khí hậu, chỉ số khô hạn trung bình năm K<1 cho thấy đây là vùng đủ ẩm trong năm. Tuy nhiên, xét về mức độ khô hạn trong thời kỳ mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) thì đây là thời kỳ khô trên toàn vùng nghiên cứu với chỉ số K=1-5 với 3 mức độ khác nhau: hạn nặng, hạn vừa, hạn nhẹ.

1923 Phát triển bền vững ở Việt Nam và gợi mở hai mô hình chính sách / Nguyễn Thị Việt Nga // Tài chính .- 2019 .- Số 717 .- Tr. 5 – 9 .- 332

Bài viết khái quát về phát triển bền vững tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu hai mô hình chính sách phát triển bền vững đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ứng dụng thành công. Qua đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam tham khảo, nghiên cứu ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế trong nước.

1925 Nguyên trạng mong manh ở Biển Đông / Greory B. Poling // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4(119) .- Tr. 79-100 .- 327

Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn mới trong tranh chấp ở Biển Đông thông qua việc hoàn thành cải tạo đảo và sử dụng các đảo nhân tạo. Trung Quốc tích cực sử dụng các lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển để chèn ép các nước khác trong khu vực.

1926 Tác động của khủng hoảng nhập cư đối với Liên minh châu Âu / Bùi Nam Khánh, Nguyễn Thị Khánh Vân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4(119) .- Tr. 175-198 .- 327

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tình hình và những tác động của cuộc khủng hoảng nhập cư từ năm 2015 đến nay đối với EU.

1927 Bàn về phạm trù và định nghĩa về địa chiến lược / Trần Khánh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4(119) .- Tr. 199-224 .- 327

Xác định những phạm trù cơ bản của địa chiến lược, từ đó đưa ra một định nghĩa về thuật ngữ này dựa trên các cách tiếp cận khác nhau của các học giả trên thế giới.

1928 Quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka dưới thời Thủ tướng Narendra Modi / Nguyễn Thị Oanh, Lê Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 2(87) .- Tr. 18-28 .- 327

Làm rõ thực trạng quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka dưới thời Thủ tướng Narendra Modi trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng. Khẳng định một số thành tựu nổi bật trong quan hệ Ấn Độ - Sri Lanka, đồng thời chỉ ra những thách thức tiếp tục là rào cản trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước lên những tầm cao mới.

1929 Sức mạnh nền văn hóa Ấn Độ hiện nay / Nguyễn Tiến Thu // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 2(87) .- Tr. 29-37 .- 327

Phân tích cách thức chủ yếu mà Ấn Độ hiện nay đang thực hiện để xây dựng sức mạnh mềm văn hóa của mình là thông qua 3 phương diện: phát triển công nghiệp văn hóa, ngoại giao văn hóa và thông qua cộng đồng người Ấn ở nước ngoài.

1930 Quan điểm của Jiddu Krishnamutri về các đặc trưng của nền giáo dục chân chính / Võ Anh Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 2(87) .- Tr. 38-44 .- 327

Trình bày các đặc trưng của nền giáo dục chân chính, những thay đổi về phương pháp và nội dung trong giáo dục nhằm kiến tạo nên một nền giáo dục mới, đúng đắn và phù hợp hơn đối với người học.