CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1911 Nâng cao vị thế của giáo dục đại học Việt Nam trong ASEAN / Trần Văn Hùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 4 (89) .- Tr. 49-56 .- 327
Phân tích vị thế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao vị thế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong ASEAN.
1912 Quyền lực mềm Trung Quốc đối với Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn / Nguyễn Ngọc Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 4 (224) .- Tr. 30-37 .- 327
Các vấn đề cơ bản về quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế; Các yếu tố của quyền lực mềm Trung Quốc đối với Việt Nam; Hiệu quả của quyền lực mềm Trung Quốc đối với Việt Nam.
1913 Dấu ấn văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Ayutthaya (Thái Lan) / Lê Thị Anh Đào // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 4 (224) .- Tr. 48-53 .- 900
Vài nét về người Hoa ở Ayutthaya; Những nét văn hóa tiêu biểu của người Hoa ở Ayutthaya (Thái Lan); Một vài nhận xét.
1914 Xu thế tập hợp lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương 5-10 năm tới : tác động và đối sách của Việt Nam / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 1 (120) .- Tr. 7-30 .- 327
Tác động của xu thế tập hợp lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương; Khuyến nghị định hướng tham gia các tập hợp lực lượng của Việt Nam trong 5-10 năm tới.
1915 An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: cách tiếp cận, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Vũ Lê Thái Hoàng, Hàn Lam Giang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 1 (120) .- Tr. 31-56 .- 327
Trình bày vấn đề chính trị năng lượng và ngoại giao năng lượng từ cả góc độ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, từ đó đưa ra những hàm ý cho việc tiếp cận, xây dựng và triển khai ngoại giao năng lượng ở Việt Nam.
1916 Đối ngoại Trung Quốc năm 2019 / Hoàng Tuệ Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 2 (222) .- Tr. 19-28 .- 327
Phân tích những điều chỉnh về tư duy đối ngoại và hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm 2019 nhằm ứng phó với sự gia tăng nhân tố rủi ro trong môi trường an ninh đối ngoại của nước này, đặc biệt trước bối cảnh nước Mỹ thay đổi chính sách, sử dụng cách tiếp cận ngày càng cứng rắn đối với Trung Quốc.
1917 Cải cách thể chế giám sát Nhà nước ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII / Trịnh Quốc Hùng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 2(223) .- Tr. 19-30 .- 327
Cải cách thí điểm thể chế giám sát Nhà nước của Trung Quốc từ Đại hội XVIII; Thể chế giám sát Nhà nước của Trung Quốc sau Đại hội XIX.
1918 Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Phạm Thị Trầm // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4 (27) .- Tr.17 – 23 .- 910.133
Bằng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu và so sánh, bài báo tập trung vào việc làm rõ một số nội dung cơ bản về tái cơ cấu nông nghiệp; những yêu cầu trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và các tiêu chí đánh giá về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Bài báo cũng phân tích một số truwongf hợp điển hình trong tái cơ cấu nông nghiệp với việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng tại tỉnh Yên Bái, ứng dụng công nghệ cao tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải khí nhà kính tại tỉnh Lâm Đồng.
1919 Phát triển sinh kế khai thác thủy sản tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định / Trần Thị Hồng Nhung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4 (27) .- Tr.40 – 47 .- 910.133
Bài viết tập trug vào nghiên cứu hiện trạng sinh kế khai thác thủy sản, phân tích những thách thức mà hoạt động này đang gặp phải, đồng thời đánh giá tính bền vững của sinh kế này. Những dữ liệu cho việc phân tích đều dựa trên số liệu về phát triển hoạt động khai thác thủy sản tại ba huyện ven biển tỉnh Nam Định trong những năm 2010 – 2018 cũng như việc điều tra tại 60 hộ gia đình trên địa bàn.
1920 Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch địa học khu vực núi lửa Chư B’Luk, tỉnh Đăk Nông và lân cận / Đặng Văn Bào, Ngô Văn Liêm, Đặng Kinh Bắc, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Trọng Bách // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Tr.3 – 10 .- Tr.3 – 10 .- 910.133
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, luận giải các giá trị khoa học mới, tính độc đáo và nổi bật của các thành tạo núi lửa dưới tác động của quá trình ngoại sinh tại khu vực núi lửa Chư B’Luk và lân cận, bài báo đề xuất định hướng phát triển du lịch địa học gắn với bảo tồn và phát triển bền vững vùng núi lửa này.