CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1791 Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: Sự kết hợp của ý Đảng lòng dân / Nguyễn Xuân Trung, Lê Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 65-72 .- 327
Trình bày nguyên nhân chính về sự thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là sự kết hợp hài hòa của “ý Đảng lòng Dân”, là sự lãnh đạo sáng suốt, toàn diện của Đảng, là sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, là sự ủng hộ, đồng lòng, hợp tác của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
1792 Hỗ trợ phát triển kinh tế của Ấn Độ đối với Bhutan dưới thời Thủ tướng Narendra Modi / Nguyễn Thị Hiên, Lê Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 7(92) .- Tr. 9-17 .- 327
Phân tích hỗ phát Kinh tế của Ấn Độ đối với Bhutan nhằm đánh giá mối quan hệ của Ấn Độ với Bhutan trong lịch sử cũng như trong bối cảnh Ấn Độ triển khai chính sách “láng giềng là ưu tiên số một” dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.
1793 Quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Đông trên lĩnh vực thương mại, đầu tư hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Trịnh Diệp Phương Vũ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Tr. 24-30 .- 327
Phân tích mối quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Đông trên lĩnh vực thương mại, đầu tư hai thập niên đầu thế kỷ XXI và triển vọng phát triển quan hệ trong các thập niên tiếp theo.
1794 Quan hệ chính trị - ngoại giao Hàn Quốc – Trung Quốc (1992-2012) / Đoàn Minh Triết // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 7(92) .- Tr. 31-39 .- 327
Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động, tiến trình, thực trạng quan hệ chính trị - ngoại giao Hàn Quốc – Trung Quốc giai đoạn 1992-2012, bài viết xem xét đánh giá tác động nhiều chiều của mối quan hệ này.
1795 Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách / Ngô Quốc Dũng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 7(92) .- Tr. 65-73 .- 327
Tập trung phân tích thực trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, tìm ra một số nguyên nhân của tình trạng nghèo đa chiều, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm tình trạng nghèo đa chiều, hướng đến thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững.
1796 Tập hợp lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của đại dịch covid-19: Thực trạng và một số dự báo cho Việt Nam / Lê Hải Bình, Chu Minh Thảo, Hoàng Oanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 7-36 .- 327
Tập trung phân tích và dự báo một số tác động của đại dịch đối với các tập hợp lực lượng cơ bản tại khu vực và lập luận rằng: Đại dịch đã buộc Mỹ và Trung Quốc phải có các bước điều chỉnh trong chính sách tập hợp lực lượng, góp phần làm gia tăng cạnh tranh giữa các tập hợp lực lượng do hai nước này dẫn dắt, trong khi đó tập hợp lực lượng của các nước vừa và nhỏ như Asean đang có cơ hội để phát huy vai trò lớn hơn. Đồng thời, nhóm tác giả cho rằng tập hợp lực lượng dựa trên các vấn đề, lĩnh vực sẽ được thúc đẩy hơn nữa.
1797 Ngoại giao số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: Lý thuyết, kinh nghiệm Quốc tế và hàm ý chính sách ở Việt Nam / Vũ Lê Thái Hoàng, Nguyễn Đức Huy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 37-66 .- 327
Khủng hoảng đại dịch Covid-19 càng chứng minh rõ nét tầm quan trọng của ngoại giao số. Bài viết sẽ tiếp cận ngoại giao số từ cả góc độ lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia, từ đó gợi mở hàm ý chính sách cho phương thức ngoại giao số ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
1798 Biển Đông trong quá trình thay đổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc / Đinh Thị Thu // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 67-86 .- 327
Phân tích, làm rõ nguyên nhân và quá trình Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi của Trung Quốc qua việc phân tích sự thay đổi nội hàm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tiến trình và nguyên nhân Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi, đồng thời đưa ra một số dự đoán về quan hệ Trung Quốc và Biển Đông cũng như khả năng mở rộng các lợi ích cốt lõi trong tương lai.
1799 Kế hoạch khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc: thuận lợi và thách thức / Hoàng Thị Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 87-112 .- 327
Nghiên cứu lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông; cho đến thực trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới trên Biển Đông. Đồng thời đánh giá triển vọng đạt mục tiêu khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc trong tương lai cũng như những tác động và hệ lụy của hoạt động này đến cục diện Biển Đông.
1800 Truyền thông thương hiệu Quốc gia của các nước với vai trò chủ tịch Asean và bài học dành cho Việt Nam năm 2020 / TS. Đỗ Huyền Trang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 113-144 .- 327
Nghiên cứu truyền thông thương hiệu Quốc gia của các nước với vai trò chủ tịch Asean. Từ đó rút ra bài học giúp Việt Nam tận dụng những cơ hội trong năm 2020 để truyền thông quảng bá thương hiệu quốc gia của mình.