CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1801 Cuộc tranh luận về ngoại giao chuyên biệt của Ca-Na-Đa và bài học cho Việt Nam / Trì Trung // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 173-198 .- 327
Khái quát về bối cảnh ra đời của khái niệm ngoại giao chuyên biệt. Tìm hiểu về nội dung ngoại giao chuyên biệt với vai trò là một chiến lược đối ngoại. Tìm hiểu về các tranh luận xung quang ngoại giao chuyên biệt, từ đó đưa ra các đánh giá về khái niệm này. Liên hệ với chiến lược đối ngoại của Việt Nam.
1802 Tranh chấp về nguyên tắc đối xử Quốc gia trong pháp luật đầu từ Quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Mai Linh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 225-248 .- 327
Phân tích tranh chấp S.D. Myers, Inc.v Canada trong khuôn khổ của Hiệp định NAFTA, cùng với các tranh chấp khác để làm rõ phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT, từ đó liên hệ với các tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
1803 Quan điểm của Nga đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ / Nilov Roman // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 3-12 .- 327
Phân tích một số quan điểm của Nga đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ. Liên bang Nga coi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là hướng quan trọng chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình và bảo vệ nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt trên quy mô khu vực.
1804 Hệ thống đổi mới quốc gia: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn từ liên minh Châu Âu / Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 23-34 .- 327
Phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia NIS ở liên minh Châu Âu (EU).
1805 Hợp tác về lao động giữa Việt Nam – Liên Bang Nga trong bối cảnh mới / Đặng Minh Đức, Nguyễn Thị Khánh Vân // .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 35-47 .- 327
Phân tích cơ sở pháp lý và kết quả về hợp tác lao động giữa hai bên Việt Nam – Liên Bang Nga trong bối cảnh mới. Đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nga.
1806 Quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam với EU trong bối cảnh triển khai hiệp định EVFTA và EVIPA / Hoa Hữu Cường // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 88-100 .- 327
Phân tích thực trạng quan hệ thương mại – đầu tư giữa hai bên trong thời gian qua, đồng thời phân tích những triển vọng khi triển khai EVFTA và EVIPA. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại – Đầu tư với EU trong bối cảnh triển khai hai hiệp định kể trên.
1807 Quan hệ an ninh chính trị Nga – Mĩ đầu thế kỉ XXI và tác động đối với quan hệ quốc tế / Kim Ngọc Thu Trang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 6(237) .- Tr. 3-12. .- 327
Phân tích những diễn tiến mới trong quan hệ chính trị Nga – Mĩ, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như những dự báo về chiều hướng phát triển mối qua hệ trong thời gian tới.
1808 Sự hiện diện của EU ở Biển Đông – hiện trạng và triển vọng / Phạm Thị Yên // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 6(237) .- Tr. 13-26 .- 327
Khái quát những lợi ích thiết thực làm động lực cho Liên minh Châu Âu (EU) tham gia vào vấn đề Biển Đông, trên cơ sở phân tích hiện trạng can dự vào điểm nóng này của EU. Bên cạnh đó, triển vọng EU tham gia sâu hơn vào vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được bài viết đánh giá đầy đủ.
1809 Mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Liên Bang Nga / Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 6(237) .- Tr. 27-38 .- 327
Trình bày một số lý luận về nhà nước, thị trường và xã hội của Liên bang Nga cũng như thực tiễn vận động phát triển của nước này trong những năm đầu thế kỷ XXI.
1810 Quan hệ Liên Bang Nga – Châu Phi trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI / Võ Minh Tập // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 6(237) .- Tr. 63-71 .- 327
Phân tích, làm rõ những thành tựu chủ yếu của mối quan hệ Nga – Châu Phi trên một số lĩnh vực chủ yếu và đánh giá triển vọng của mối quan hệ Nga – Châu Phi trong những năm tiếp theo.