CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1721 Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới / Trần Xuân Hiệp, Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 1-10 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng trong bối cảnh mới nói trên, đưa ra những dự báo về triển vọng hợp tác Việt - Ấn trong thời gian tiếp theo.

1722 Một số nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang Việt Nam / Đồng Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 11-19 .- 327

Bài viết được triển khai thành 2 phần: Phần đầu nói về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang Việt Nam; Phần thứ hai phân tích các nhân tố tác động xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang Việt Nam thông qua mô hình.

1723 Quan hệ Ấn Độ - Mỹ : thực trạng và triển vọng / Tôn Sinh Thành // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 20-28. .- 327

Trình bày thực trạng và triển vọng về mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Bài viết cho rằng, sự song trùng về lợi ích chiến lược và kinh tế sẽ giúp Ấn Độ và Mỹ vượt qua những khác biệt, đưa mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

1724 Tư tưởng Jiddu Krishnamurti về con người / Võ Anh Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 38-44 .- 327

Đề cập đến tư tưởng của Krishnamurti về con người, đó là bản tính và sự tha hóa của con người trong xã hội hiện đại, từ đó giúp con người nhìn nhận được thực tại xã hội và kiến tạo một xã hội mới dựa trên nền tảng giá trị nhân văn.

1725 Đào tạo nguồn nhân lực trong hợp tác Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2014 đến nay / Trần Thanh Hậu // .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 65-72 .- 327

Phân tích thực trạng, đánh giá đặc điểm, điểm mạnh và hạn chế của tiến trình hợp tác Việt Nam – Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước bằng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic.

1726 An ninh nguồn nước của khu vực Bắc Phi – Trung Đông / Võ Thị Minh Lệ // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 6(178) .- Tr. 3-12 .- 327

Phân tích và làm rõ các nhân tố cũng như các chiến lược mà các quốc gia trong khu vực MENA đã theo đuổi để đảm bảo an ninh nguồn nước.

1727 Ảnh hưởng của Ấn Độ đến sự định hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương / Nguyễn Lê Thy Thương, Nguyễn Thị Doan // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 54-65 .- 327

Phân tích chính sách đối ngoại tác động đến sự tham gia của Ấn Độ vào sự định hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những thách thức của nó.

1728 Giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Nam Phi và một số đề xuất cho Việt Nam / Hà Công Anh Bảo, Hà Kiều Anh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 7(179) .- Tr. 30-37 .- 327

Phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Nam Phi trên cơ sở đó sẽ đánh giá sự phát triển của phương thức này, từ đó sẽ có những đề xuất cho Việt Nam.

1729 Tác động của các hiệp dịnh thương mại tự do đối với an ninh con người : từ khía cạnh an ninh kinh tế và an ninh y tế / Nguyễn Thị Hồng Nga // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 7(179) .- Tr. 30-37 .- 327

Đưa ra một số suy nghĩ về công tác đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh y tế của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia ký kết các FTA, đặc biệt là các FTA thế hê mới.

1730 Chủ nghĩa Đa Văn hóa ở Châu Âu / Phạm Thái Việt // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 17-24 .- 327

Phân tích thực tiễn chủ nghĩa Đa văn hóa, viễn cảnh và các phương án thay thế.