CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1701 Thần thoại học ở Việt Nam / Bùi Thị Thiên Thai // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 66-80 .- 800.01

Bàn về một số nội dung về nghiên cứu thần thoại học ở Việt Nam. Hệ thống những thành quả trong lĩnh vực thần thoại học của Việt Nam sẽ cung cấp một hình ảnh thu nhỏ của quá trình xây dựng ngành thần thoại học của nước nhà, tổng kết những bài học kinh nghiệm và đưa ra một số hướng nghiên cứu thần thoại trong tương lai.

1702 Quan hệ liên nhân – cơ sở tạo lập lời mời ăn uống trong Tiếng Việt / Nguyễn Thị Thanh Ngân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 20-29 .- 400

Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra để thu thập các ngữ liệu, thống kê xã hội học để xử lí kết quả. Miêu tả lý giải, đồng thời kết hợp các thủ pháp thay thế, bổ sung để phân tích sự chi phối của quan hệ liên nhân đối với việc tạo lập lời mời ăn uống của người Việt.

1703 Đặc điểm sử dụng nhóm từ ngữ chỉ tín ngưỡng thờ cúng xét theo phân tầng xã hội / Lê Thị Lâm, Đàm Thị Thúy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 30-35 .- 400

Tìm hiểu đặc điểm sử dụng của các từ ngữ chỉ tín ngưỡng thờ cúng trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội, chủ yếu là hai nhân tố tuổi và giới. Bài viết nhằm chỉ ra đặc điểm sử dụng của nhóm từ ngữ này từ góc nhìn tuổi và giới, ngoài ra cũng chỉ ra người già sử dụng các từ ngữ chỉ tín ngưỡng thờ cúng nhiều hơn người trẻ.

1704 Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ “với” trong tiếng Việt / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 36-44 .- 400

Tập trung làm rõ vai trò kết nối và biểu thị quan hệ ngữ pháp; vai trò cấu tạo cụm từ, câu; vai trò đánh dấu các chức vụ cú pháp và vai trò đối với cấu trúc vị tố - tham thể của quan hệ từ với trên hai tư cách: khi là quan hệ từ bình đẳng và khi là quan hệ từ phụ thuộc. Từ đó khẳng định những giá trị riêng biệt của với trong hệ thống quan hệ từ tiếng Việt.

1705 Một số lỗi điển hình và những gợi ý để tránh các lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật / Nguyễn Thị Hằng Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 70-79 .- 400

Phân tích một số lỗi sai điển hình của sinh viên khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật trong hội thoại. Từ đó, tác giả hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến kính ngữ tiếng Nhật và gợi ý một số dạng bài tập nhằm giúp sinh viên tránh được các lỗi sai khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật.

1706 Từ tiếng Kinh trở thành tiếng Việt : từ tiếng phổ thông trở thành ngôn ngữ quốc gia / Vương Toàn // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 3-11 .- 400

Bài viết xem xét khung cảnh xã hội – chính trị và những tác động để tiếng Kinh trở thành tiếng Việt và tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia.

1707 Nguồn gôc, cấu tạo tên gọi các món ăn ở Bến Tre / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 93-99 .- 400

Khảo sát tên gọi các món ăn ở Bến Tra từ phương diện ngôn ngữ. Qua đó làm rõ các nội dung về ngồn gốc thuần Việt hay vay mượn của tên gọi; các yếu tố kết hợp, cấu tạo nên mô hình, cấu trúc trong tên gọi các món ăn Bến Tre.

1708 Giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh / Lê Văn Hậu // Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (Điện tử) .- 2020 .- Số 01 .- Trang 57-65 .- 895

Thấy được sự sáng tạo độc đáo của nhà văn, bằng ngòi tài hoa của mình, nhà văn Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc.

1709 Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục lỗi cho học viên nước ngoài khi học đại từ nhân xưng tiếng Việt / Nguyễn Duy, Đỗ Thúy Nga, Nguyễn Bùi Thiện Nhân, Trần Lại Bảo Châu, Tăng Thị Tuyết Mai // .- 2020 .- Số 17(8) .- Trang 1496-1508 .- 629

Giới thiệu tổng quan nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học đại học (QLHDDHĐH) ngành Kĩ thuật công trình xây dựng (KTCTXD) trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay. Phân tích một số công bố khoa học quốc tế liên quan đến nội dung nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc quản lí sự phối hợp giữa các bên liên quan là một hoạt động quản lí đặc thù của QLHDDHĐH ngành KTCTXD trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay.

1710 Từ tầm quan trọng của năng lực giao tiếp liên quan văn hóa đến việc xác định lại mục tiêu cho người học tiếng Anh ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thúy Lan // Khoa học (Điện tử) .- 2020 .- Số 17(8) .- Trang 1521-1528 .- 629

Đề cập tầm quan trọng của năng lực giao tiếp văn hóa (NLGTVH), đồng thời giới thiệu một đường hướng giảng dạy ngôn ngữ mới: giảng dạy ngôn ngữ liên văn hóa (GDNNLVH) cho người học tiếng Anh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết còn trình bày một số chiến lược trong việc áp dụng GDNNLVH vào giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, giúp nâng cao NLGTLVH của người học.