CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1731 Nhân thức về chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Vân, Phan Thị Vân // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 12(184) .- Tr. 36-41 .- 327

Phân tích một số vấn đề liên quan đến nội hàm chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiện nay như: Nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc cực đoan; Một số đặc điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan; Tác động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

1733 Tác động của chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung đến dòng chảy Thương mại và Đầu tư tại khu vực Châu Á / Đặng Thu Thủy, Trần Ngọc Diễm // .- 2020 .- Số 11(231) .- Tr. 21-32 .- 327

Nghiên cứu một số hạn chế thương mại của Mỹ đã ảnh hưởng mạnh tới thương mại hàng hóa toàn cầu và tương tự một cuộc chiến thương mại khác cũng có khả năng lan sang các quốc gia khác.

1734 Lợi ích của Ấn Độ và Trung Quốc ở Ấn Độ Dương / Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 11(231) .- Tr. 33-42 .- 327

Tập trung đề cập vị trí, vai trò quan trọng của Ấn Độ Dương trong chính sách của Ấn Độ và Trung Quốc, sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai nước này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.

1735 Quan hệ Thương mại, đầu tư Việt Nam – Trung Quốc : thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Quốc Trường, Đặng Thị Thúy Hà // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 11(231) .- Tr. 43-52 .- 327

Nêu lên những tồn tại và đề xuất một số kiến nghị làm cho quan hệ thương mại, đầu tư hai nước thời gian tới hiệu quả, bình đẳng và có đi có lại.

1736 Tranh chấp giữa Ai Cập – Ethiopia – Sudan xung quanh dự án đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Hải Lưu // .- 2020 .- Số 8(180) .- Tr. 3-9 .- 327

Phân tích và đưa ra cách nhìn tổng quan toàn diện về dự án GERD, quá trình thương lượng và tác động đến lợi ích của các bên liên quan, đồng thời đánh giá một số vấn đề đặt ra về mặt song phương, khu vực cũng như góc độ quốc tế.

1737 Kinh nghiệm phát triển giáo dục nghề nghiệp tại một số nước và bài học đối với Việt Nam / Phạm Viết Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 739 .- Tr. 67- 68 .- 370

Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển giáo dục nghề nghiệp tại một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam.

1738 Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển đô thị đại học ở Việt Nam / Trương Thị Mỹ Nhân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.6-9 .- 371.018

Đô thị đại học là một mô hình phổ biến trên thế giới và ý tưởng áp dụng mô hình này dã được đưa ra ở Việt Nam từ giữ năm 1990. Để thấy được quá trình hình thành đô thị đại học ở Việt Nam, nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát 2.043 sinh viên; 303 giảng viên tại 2 trường Đại học Kinh Tế và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; 302 cán bộ hoạch định, thực thi chính sách, cán bộ qui hoạch đô thị tại các bộ/ ngành liên quan cho thấy, sự thiếu nhất quán trong nhận thức về đô thị đại học. Để giải quyết tình trạng này, tác giả khuyến nghị cần có biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sự phát triển đô thị đại học ở Việt Nam.

1739 Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đại học trong bối cảnh hiện nay / Phan Thị Phương Thanh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.137-139. .- 371.018

Để nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học, cần quán triệt 4 phương hướng cơ bảnđó là: phương pháp dạy học đại học phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của sinh viên, thực hiện tốt phương pháp nêu gương ở giảng viên; phương pháp dạy học đại học phải từng bước làm cho phương pháp học của sinh viên ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học; Đổi mới phương tiện kỹ thuật, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Phương pháp dạy học đại học phải góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Bài viết nghiên cứu phân tích các phương pháp này để làm nổi bật những nội dung cần đổi mới để nâng cao hiệu quả giáo dục đại học hiện nay.

1740 Quan hệ thương mại Việt Nam - Đài Loan trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO / Nguyễn Hữu Quý // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 4-6 .- 327

Sau nhiều năm kể từ khi Đài Loan và Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu về kinh tế, thương mại, Đài Loan luôn được coi là một trong những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư của Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam. Xét riêng về nhập khẩu, Đài Loan là đối tác Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 4, nhưng về xuất khẩu, Đài Loan mới chỉ ra là đối tác xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam. Chính vì vậy, để tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng những cơ hội đó, để xây dựng và triển khai chiến lược xuất nhập khẩu một cách bài bản và cụ thể.