CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1461 Lao động chất lượng cao ở Nhật Bản : thực trạng và chính sách / Phạm Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 42-50 .- 327

Tìm hiểu thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Nhật Bản, chỉ ra những ngành nghề thiếu hụt lao động chất lượng cao nhiều nhất ở nước này và phân tích những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó.

1462 Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc – Campuchia : thực trạng và triển vọng / Trương Quang Hoàn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 13-22 .- 327

Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Hàn Quốc và Campuchia chủ yếu trong thập niên vừa qua. Trên cơ sở đó, bài viết nhận diện các vấn đề tồn tại và đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước những năm tới đây.

1463 Quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới / Đinh Công Hoàng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 3-12 .- 327

Phân tích bối cảnh quốc tế đã tác động đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, những nội dung hợp tác (chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội), từ đó đưa ra những đánh giá và định hướng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.

1464 Về xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma sau khủng hoảng chính trị / Lê Thị Ngọc Mai // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- Tr. 42-49 .- 327

Phân tích và đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma và hàm ý chính sách cho Asean, trong đó có Việt Nam.

1465 Đổi mới chính sách phát triển xã hội Trung Quốc – Nhìn từ Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV / Nguyễn Mai Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- .- 327

Phân tích những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII về cải thiện dân sinh và phát triển xã hội, phân tích những điểm khác biệt và điểm mới trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh giá tính khả thi của quy hoạch này trong thời gian 5 năm tới và dự báo đến năm 2035.

1466 Nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc : mạch nguồn, xu thế chuyển động và thành tựu / Ngô Viết Hoàn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 3-18 .- 800.01

Khảo sát tình hình nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trên ba phương diện : mạch nguồn hình thành và phát triển của văn học đương đại Trung Quốc, xu thế chuyển động của khoa học nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc từ 1978 đến nay và thành tựu chủ yếu của khoa học nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc, qua đó phác họa bức tranh toàn cảnh về nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc trên chính quê hương của nó.

1467 Khi “khoảnh khắc trở thành vĩnh viễn” “đương đại” và “lịch sử” trong văn học đương đại Trung Quốc / Nguyễn Thị Diệu Linh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 19-30 .- 800

Thảo luận khái niệm “văn học đương đại” với tư cách là một giai đoạn trong lịch sử văn học Trung Quốc. “Văn học đương đại”, hiểu theo nghĩa này, có thể được nhìn nhận như là một trong những “đặc sắc Trung Quốc”. Từ đó, bài viết trình bày hai khía cạnh của mối quan hệ giữa “đương đại” và “lịch sử” trong văn đương đại Trung Quốc: “đương đại” trở thành “lịch sử”, và “đương đại” vượt lên trên “lịch sử”. Mối quan hệ này đã góp phần đáng kể vào việc phản tư văn học đương đại Trung Quốc nói riêng và lịch sử văn học Trung Quốc nói chung.

1468 Người đương thời thơ mới Việt Nam (1932-1945) bàn về tương quan thơ mới Việt - Trung / Nguyễn Hữu Sơn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 31-42 .- 895.1

Giới thiệu hệ thống các bài dịch, lược thuật thông tin liên quan đến sự ra đời, phát triển, tác giả, tác phẩm, quan niệm thơ mới Trung Quốc. Nhấn mạnh nghiên cứu so sánh các mối liên hệ và ảnh hưởng, sự tương đồng và khác biệt giữa thơ mới Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh giao thoa Đông – Tây, hội nhập, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.

1470 Khái niệm tiểu thuyết, truyện ký và văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam / Đỗ Thu Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 86-96 .- 800.01

Tập trung giới thiệu mấy nét về hoàn cảnh, động cơ trước tác và phản ứng của giới học Khảo sát các thuật ngữ được dùng để định danh bộ phận văn xuôi tự sự trung đại trong lịch sử văn học Việt Nam từ thời Trung đại đến hiện đại, từ đó góp phần nhận diện rõ ràng hơn một số vấn đề của các thể loại văn xuôi trung đại. Các khái niệm tiểu thuyết, truyện ký hay văn xuôi tự sự của văn học trung đại Việt Nam sẽ được nghiên cứu trên cơ sở đối chiếu với những khái niệm này của văn học cổ đại Trung Quốc.