CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1451 Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng / Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- số 5(102) .- Tr. 72-81 .- 327

Phân tích thực trạng hợp tác năng lượng (năng lượng không tái tạo: dầu khí, năng lượng hạt nhân; năng lượng tái tạo: thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió). Đánh giá triển vọng hợp tác năng lượng, từ đó đề xuất giải pháp, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam - Ấn Độ về hợp tác năng lượng trong bối cảnh mới.

1452 Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ : một số phân tích so sánh / Nguyễn Thị Hiên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- số 5(102) .- Tr. 63-71 .- 327

Nghiên cứu giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2008-2019. So sánh thị trường đối tác của Ấn Độ và Việt Nam. Phân tích chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ, so sánh năm 2009-2019.

1453 Một số cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ / Đồng Thị Thùy Linh, Ngô Xuân Bình // .- 2021 .- số 5(102) .- Tr. 54-62 .- 327

Phân tích một số vấn đề còn cản trở quan hệ thương mại cũng như Chính phủ hai bên đã đề ra, đó là đưa tổng kim ngạch thương mại song phương lên 15-20 tỷ trong thời gian sớm nhất.

1454 Sự chuyển đổi từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ : nghiên cứu việc triển khai đối với Trung Quốc / Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- số 5(102) .- Tr. 44-53 .- 327

Tập trung làm rõ sự chuyển đổi từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành được độc lập đến nay. Với phương pháp phân tích chính sách bài viết nhằm làm rõ nguyên nhân, đặc điểm và quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

1455 Phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc : một số kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam / Lê Văn Tuyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 32-41 .- 327

Phân tích thực trạng và một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

1456 Nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua công nghệ của các nền kinh tế Đông Á và một số bài học cho Việt Nam / Đậu Xuân Đạt // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 22-31 .- 327

Phân tích môi trường cạnh tranh thông qua nền tảng công nghệ và sự vận dụng rất thành công của các nền kinh tế Đông Á trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Từ đó, tác giả đề xuất một số bài học rút ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

1457 Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình / Hoàng Minh Hồng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 13-21 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar trên một số lĩnh vực nổi bật như chính trị - ngoại giao, kinh tế, quận sự… từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời đưa ra một số đánh giá về quá trình này.

1458 Về khả năng cấp “Bộ tứ” thành “NATO châu Á” / Huỳnh Tâm Sáng, Phan Văn Tìm // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 3-12 .- 327

Phân tích khả năng nâng cấp “Bộ tứ” gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ thành một NATO phiên bản châu Á qua tìm hiểu nhận thức của từng quốc gia thành viên và quan điểm của Trung Quốc về kịch bản này. Trên cơ sở đó, các tác giả chỉ ra những giới hạn đối với khả năng hình thành một liên minh quân sự chính thức tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc.

1459 Chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản hiện nay / Phạm Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 60-68 .- 327

Phân tích và làm rõ quá trình hoạch định và những điểm nổi bật về nội dung chiến lược trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản, một số triển vọng triển khai và những liên hệ bước đầu với chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam.

1460 Chiến lược phát triển thương hiệu quốc giá của Nhật Bản và Hàn Quốc : sự tương đồng và khác biệt / Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 51-59 .- 327

Phân tích đề cập những điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc.