CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1311 Luận bàn về Phạm Thế Trung và Sứ Thanh Văn Lục / Lê Quang Trường, Nguyễn Thanh Lộc // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 7(593) .- Tr. 40-54 .- 895

Khảo sát tác phẩm và nêu lên các giá trị của nó trong dòng thơ văn đi sứ triều Nguyễn nói chung. Tác phẩm là tập hợn ghi chép từ văn thư ngoại giao, thơ ca xướng họa, tiễn tặng và những câu chuyện nhìn thấy trên đường đi sứ, do đó chúng có giá trị khảo cứu bổ khuyết cho những sự kiện lịch sử văn hóa, đồng thời nó còn mang giá trị nhất định trong công tác sưu tầm bổ sung tác phẩm và nghiên cứu văn chương đi sứ thời Nguyễn.

1312 F.Dostoevsky và cảm quan nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp / Đỗ Hải Phong // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 7(593) .- Tr. 55-64 .- 895

Bài viết đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của Dostoevsky tới Nguyễn Huy Thiệp thông qua hai danh ngôn của nhà văn Nga đươc nhà văn Việt Nam trích dẫn. Hai danh ngôn thể hiện cảm quan về thế giới và con người trong sáng tác của Dostoevsky thực chất cũng góp phần kiến tạo cảm quan nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn Việt Nam.

1313 Nhật ký nhà văn của F. Dostoevsky : “vấn đề Phương Đông” và sự xác lập sứ mệnh nước Nga trong tương quan Âu - Á / Nguyễn Thị Thu Thủy // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 7(593) .- Tr. 79-89 .- 800

Khai thác một trong các chủ đề trọng tâm của Nhật ký nhà văn, đó là cách nhìn của Dostoevsky về “vấn đề Phương Đông” và vai trò của nước Nga trong tam giác quan hệ Châu Âu – Nga – Châu Á, hướng tới làm sang tỏ một số ý niệm trong Đông phương luận Nga.

1314 Vai trò của du học trong việc tăng cường chống phân biệt chủng tộc / Motun Bolumole, Nicole Barone // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 4-6 .- 370

Các chuyên gia giáo dục quốc tế kiên trì thuyết giảng về sự cần thiết đa dạng hóa và tạo ra những chương trình du học mang tính công bằng hòa nhập. Tuy nhiên những vấn đề về chủng tộc và phân biệt chủng tộc vẫn len lỏi vào trải nghiệm du học của sinh viên da màu. Chúng tôi cho rằng có thể đã đến lúc lĩnh vực du học phải vượt ra ngoài phạm vi những lời hùng biện về sự đa dạng và hòa nhập, và bắt đầu tập hợp lại, dẫn dắt một chương trình nghị sự chống ;ại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong giáo dục quốc tế.

1315 Chuẩn đầu ra và niềm tin của công chúng vào giáo dục Đại học / Tia Loukkola và Helene Peterbauer // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 15-17 .- 378

Chuẩn đầu ra ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong khung trình độ đảm bảo chất lượng, chúng nhằm mục tiêu đảm bảo và thúc đẩy lòng tin của công chúng vào các nhà cung cấp giáo dục. Tuy nhiên trong bối cảnh giáo dục Đại học được quốc tế hóa, câu hỏi được đặt ra là có thể thực hiện được chức năng này ở quy mô toàn cầu hay không, và liệu có cách thức nào và có nhu cầu xác minh kết quả học tập hay không.

1316 Thách thức trong thế giới biến đổi : các phân hiệu Đại học từ Hoa Kỳ / Daniel C.Kent // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 17-20 .- 378

Số lượng các phân hiệu quốc tế của Đại học Hoa Kỳ tăng nhanh trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây. Nhiều cơ sở đã thành công nhưng cũng không ít cơ sở đã thất bại. Mặc dù với nhiều nhà quản trị tổ chức, các phân hiệu này có vẻ hứa hẹn nhưng các nhà quản trị nên biết rằng họ có thể gặp vô số thách thức trong quá trình thành lập và tiếp tục những dự án mạo hiểm, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch toàn cầu hiện nay.

1317 Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động nghiên cứu toàn cầu / Xin Xu // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 23-26 .- 370

Hợp tác và cạnh traanh thế giới vẫn diễn ra trong đại dịch. Cộng đồng nghiên cứu toàn cầu đang thể hiện sự cởi mở, sự kiên cường và tính nhân văn. Tình trạng hạn chế dịch chuyển đang làm tăng thêm những thách thức vừa tạo thêm cơ hội thay đổi với các nhà nghiên cứu. Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, những vấn đề đạo đức và tác động đến nghiên cứu. Suy ngẫm về những thay đổi đang diễn ra giúp chúng ta hình dung xây dựng tương lai nghiên cứu toàn cầu.

1318 Cần thiết hơn bao giờ hết : quốc tế hóa giáo dục về y tế / Anette Wu, Geoffroy P.J.C Noel, Betty Leask, Lisa Unangst, Edward Choi, Hans De Wit // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 26-29 .- 370

Bài viết xem xét vấn đề dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, chỉ ra những khác biệt giữa hai khái niệm đôi khi có điểm trùng lặp là sức khỏe toàn cầu và quốc tế hóa chương trình đào tạo ngành y tế, đồng thời đề xuất một cách tiếp cận liên ngành. Không kết hợp quốc tế hóa và giáo dục y khoa sẽ làm hạn chế hiểu biết của sinh viên ngành y về những vấn đề toàn cầu, xã hội, văn hóa, và đạo đức liên quan đến thực hành và nghiên cứu y học không chỉ trong thời gian đang dễn ra đại dịch còn xa hơn thế.

1319 Quốc tế hóa trong nước : nắm bắt thời cơ / Madeleine Greene // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 29-34 .- 378

Một trong những câu hỏi chính trong những cuộc tranh luận đang diễn ra về hình thức của giáo dục Đại học sau Covid-19 là liệu đại dịch có cung cấp năng lượng mới và tư duy mới để quốc tế hóa trong nước hay không. Để Quốc tế hóa cất cánh sẽ cần nắm bắt thời điểm, tạo mới ngôn ngữ và ý thức mới về mục đích, cũng như cam kết và sự lãnh đạo ở nhiều cấp của tố chức.

1320 Hòa nhập khi du học : các chương trình trao đổi hỗ trợ sinh viên / Mary Mackenty // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 104 .- .- 370

Bài báo này nêu ra một cách nhìn về những thách thức và lợi thế của chương trình trao đổi du học Mỹ.Câu hỏi đặt ra là nếu những chương trình trao đổi sinh viên được hỗ trợ tốt hơn thì có giúp sinh viên hòa nhập tốt hơn khi học tập ở nước ngoài hay không.