CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1321 Đào tạo tiến sĩ hậu Covid không được chú trọng / Tessa DeLaquil, Lizhou Wang // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 7-10 .- 370

Đào tạo tiến sĩ hiện không còn được chú trọng thể hiện qua việc hạn chế hỗ trợ cho các chương trình tiến sĩ và cho nghiên cứu sinh do thiếu nguồn lực vì Covid-19. Việc này có thể đổi hướng dòng chảy nhân tài toàn cầu trong thời gian trước mắt và nhiều khả năng cả về lâu dài.

1322 Đo lường cơ hội tiếp cận giáo dục Đại học : mục đích và bối cảnh / C.M. Malish // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 10-12 .- 378

Tỷ lệ nhập học chung (GER) là một chỉ số được sử dụng rộng rãi để đo lường mức độ tiếp cận giáo dục. Gần đây một chỉ số khác được gọi la tỷ lệ nhập học đủ điều kiện (EER) được đưa ra. Bài viết này so sánh GER và EER và tính hữu ích của chúng trong việc đánh giá sự tiến bộ của giáo dục Đại học ở Ấn Độ. Bài viết này lập luận rằng GER dường như vẫn là chỉ số thích hợp nhất để đo lường mức độ tiếp cận giáo dục Đại học.

1323 Quốc tế hóa, chuyển đổi số và Covid-19 : góc nhìn của Đức / Dorothea Ruland // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 12-14 .- 378

Số hóa giáo dục Đại học vẫn là một vấn đề nghị sự cấp bách trong một thời gian khá dài và có lý do chính đáng. Giáo dục Đại học sẽ khác hẳn sau đại dịch Covid: thay đổi về kỹ thuật số không đơn thuần chỉ là tiến bộ công nghệ, mà là sự đổi mới về tổ chức và hệ thống điều đó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của giáo dục Đại học và hệ thống giáo dục. Trường Đại học trong tương lai sẽ là trường Đại học quốc tế về mọi mặt, mặt vật lý cũng như ở trên mạng.

1324 Hòa nhập toàn cầu và phù hợp địa phương : xem xét lại giáo dục Đại học / Janet Llieva, Vangelis Tsiligiris // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 15-17 .- 378

Bài báo này đề cập những áp lực hiện tại đối với việc cung cấp giáo dục Đại học và gợi ý những vấn đề dài hạn mà các trường Đại học và các nhà hoạch định chính sách nên xem xét. Bài báo kêu gọi tái nhận thức về giáo dục Đại học quốc tế, đưa tinh thần công dân toàn cầu thành cốt lõi. Cung cấp giáo dục theo cách như vậy nhằm mục đích gắn kết địa phương, phù hợp với toàn cầu và kỳ vọng của đội ngũ sinh viên đa dạng.

1325 Đức : chính sách quốc tế hóa / Sude Peksen, Liudvika Leisyte // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 17-20 .- 370

Đức trở thành điểm đến du học hàng đầu nhờ cách tiếp cận quốc tế hóa lâu dài và cụ thể thông qua hợp tác và định hướng phi lợi nhuận: phương pháp tiếp cận quyền lực mềm điển hình. Vai trò của các bên trung gian, đặc biệt là DAAD, rất quan trọng trong phương diện này. Những biện pháp hỗ trợ đang thúc đẩy quốc tế hóa ở cấp bang và cấp liên bang. Trong khi đó, việc những bang miền nam gần đây áp dụng thu học phí cho thấy có ít nhiều khác biệt so với định hướng phi lợi nhuận truyền thống của Đức.

1326 Hậu Brexit : giáo dục Đại học Anh đi về đâu / Anne Corbett // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 26-28 .- 378

Bài báo này đánh giá những tác động của Brexit đến giáo dục Đại học và nghiên cứu của Vương Quốc Anh (UK). Bài báo đưa ra nhận định rằng kịch bản, tương lai không chỉ bị chi phối bởi những hiệp ước với EU mà còn bởi những ưu đãi chính sách được quy định chính sách sau đó: tiếp tục tham gia chương trình Khoa học và Đổi mới EU, tăng cường mối quan hệ thương mại, bao gồm giáo dục Đại học với khu vực Thái Bình Dương.

1327 Phát triển công nghệ cao : kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam / Lại Trần Tùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 8(246) .- Tr. 50-58 .- 327

Phân tích một số kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển công nghiệp công nghệ cao, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp công nghệ cao hiện nay.

1328 Quan hệ Campuchia – Trung Quốc từ năm 2010 đến nay / Trương Quang Hoàn, Vũ Quý Sơn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 10(259) .- Tr. 14-23 .- 327

Nhận diện các yếu tố tác động đến quan hệ Campuchia – Trung Quốc. Phân tích thực trạng quan hệ Campuchia – Trung Quốc kể từ năm 2010 đến nay trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế và viện trợ phát triển. Đưa ra một số đánh giá kết quả, hạn chế và thách thức trong quan hệ giữa hai nước.

1329 Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia Đông Nam Á hải đảo / Phạm Thanh Tịnh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 10(259) .- Tr. 32-40 .- 327

Đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến sự có mặt của văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á hải đảo và tác động của nó đối với việc làm thay đổi hoặc phát sinh nhiều thành tố mới của văn hóa Đông Nam Á.

1330 Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và hàm ý cho Việt Nam / Lê Văn Tuyên // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 10(259 .- Tr. 41-50 .- 327

Phân tích những kinh nghiệm quý báu của Malaysia trong giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong FDI, đó là xây dựng chiến lược thu hút FDI hợp lý, hạn chế chuyển giao công nghệ lạc hậu, đẩy mạnh hoạt động R&D.