CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1251 Quan hệ Việt Nam và Châu Phi trong xu hướng chuyển đổi kinh tế thế giới / Lê Phước Minh, Đỗ Đức Hiệp // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 3-12 .- 327.04

Hợp tác kinh tế Việt Nam và Châu Phi đã không ngừng tăng trưởng hơn 20 năm qua. Tuy nhiên cách tiếp cận mới cần được thay đổi bởi vì những thành quả đạt được trong hợp tác đang ở dưới mức tiềm năng mong đợi theo đánh giá của hai bên. Trong những năm tới, một mặt Việt Nam và Châu Phi tiếp tục kế thừa truyền thống hợp tác tốt đẹp, mặt khác, dựa trên các bài học thất bại và thành công trong hợp tác toàn cầu, cần có những chính sách và cách tiếp cận hợp lý nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và Châu Phi lên tầm cao mới.

1252 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông – Châu Phi : tiềm năng, thực trạng và triển vọng / Nguyễn Quang Khải // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 13-18 .- 327

Việt Nam luôn tăng cường hợp tác đối ngoại với các khu vực Trung Đông và Châu Phi. Chính sách đối ngoại của Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác ở nhiều mặt, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ đối ngoại. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có nhiều khó khăn hạn chế trong mối quan hệ giữa các nước Trung Đông Châu Phi. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn thách thức đưa quan hệ hợp tác lên tầm cao mới vì lợi ích chung.

1253 Đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và hướng hợp tác với Châu Phi giai đoạn 2021-2030 / Lê Quý Kha, Đào Thế Anh, Lê Quang Thắng // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 19-31 .- 327

Đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nông thôn được viện Khoa học Nông nghiệp đánh giá cao trong giai đoạn 2010-2020. Mức độ cơ giới hóa trồng trọt đạt kết quả khích lệ, giúp nông dân tăng lợi nhuận khoảng 20-30% so với áp dụng cơ giới hóa. Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, chuỗi giá trị bền vững được hình thành. Châu Phi vẫn còn 40% dân số nghèo đói, từ đó sinh bất ổn chính trị xã hội. Với những đóng góp trên nền nông nghiệp không những là bệ đỡ cho Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế với Châu Phi và nhiều nước.

1254 Giải pháp nâng cao hiệu quả học trực tuyến môn Giáo dục Thể chất cho học sinh, sinh viên trong mùa dịch Covid-19 / Ngọc Sơn, Đào Thanh Sơn // Dạy và học ngày nay .- 2021 .- Kì 1 tháng 12 .- Tr. 26-27 .- 370

Trình bày một số khái niệm về dạy học trực tuyến, thực trạng dạy học trực tuyến trong mùa dịch. Một số cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn khi dạy môn giáo dục thể chất trực tuyến, học sinh chưa có thói quen thích nghi, thầy cô giáo cần đổi mới phương pháp dạy học. Từ những hạn chế cần khắc phục tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn giáo dục thể chất.

1255 Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Xuân Sang // .- 2021 .- Kì 1 tháng 12 .- Kì 1 tháng 12 .- 306.09 597

Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong các chính sách đổi mới định hướng giáo dục, hướng tới nên giáo dục phù hợp với sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện bản thân. Từ nghiên cứu cho thấy sinh viên phát triển hệ thống tư duy phản biện dựa trên đặc điểm văn hóa truyền thống Việt Nam, sinh viên được đào tạo nâng cao kỹ năng tư duy phản biện, để sinh viên trở thành con người hội nhập và bản lĩnh trong mọi môi trường. Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị để sinh viên nâng cao khả năng tư duy phản biện.

1256 Quan hệ Nhật Bản – Mỹ trong bối cảnh an ninh Đông Á hiện nay / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- 07 (191) .- Tr. 11-23 .- 327.04

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ sử dụng Nhật Bản bại trận làm căn cứ để đánh Liên Xô và Trung Quốc. Nhật Bản dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế đất nước, mặt khác tranh thủ Mỹ để xây dựng tiềm lực mọi mặt , mở rộng vai trò khu vực. Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản từng bước khẳng định vai trò trong liên minh song phương với Mỹ, phát huy vai trò phòng vệ. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Nhật Bản tham gia cùng các nước khu vực nỗ lực bảo vệ trật tự dựa trên pháp luật quốc tế, đối phó với những nguy cơ bất ổn Đông Á.

1257 Phát triển năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên Đại học Việt Nam theo tiếp cận mô hình 7C / Nguyễn Thị Yến Ngọc // .- 2021 .- Số 07 (191) .- Tr. 24-34 .- 378

Nhiều nhà quản trị Đại học đã xem mô hình 7C là một mô hình nâng cao năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho thế hệ trẻ trong thế kỳ XXI. Nội dung cốt lõi của mô hình 7C là định hình khái niệm tự chủ và trách nhiệm cá nhân như là một quá trình bao trùm, chứ không chỉ là vị trí, chức vụ. Với đặc trưng và nội dung cốt lõi nên mô hình 7C đã được nhiều trường Đại học ở các nước phát triển vận dụng phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên.

1258 Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Saudi Arabia : thực trạng va triển vọng / Đỗ Đức Hiệp // .- 2021 .- Số 07 (191) .- Tr. 43-51 .- 327

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Saudi Arabia có những bước phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong hợp tác kinh tế. Kim ngạch thương mại không ngừng gia tăng một số dự án đầu tư Saudi Arabia được triển khai tại Việt Nam hoạt động hiệu quả. Bài viết tập trung tìm hiểu về lợi thế và nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác của Saudi Arabia, phân tích đánh giá thực trạng trong những năm gần đây, từ đó dự báo về triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Saudi Arabia trong thời gian tới.

1259 Liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Võ Thị Minh Lệ, Nguyễn Thị Hồng Nga // .- 2022 .- Số 08 (192) .- Tr. 45-52 .- 327

Trong những năm gần đây đã có nhiều mô hình phổ biến về liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển là “ mạng lưới hàng hải”, hệ thống thành phố biển, trung tâm đô thị ven biển nhằm phục vụ cho các tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hay nói cách khác là hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế sẽ gợi mở một số mô hình liên kết kinh tế biển cho Việt Nam.

1260 Chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương ở Ai Cập trước tác động của Đại dịch Covid-19 / Nguyễn Trung Tuyển // .- 2021 .- Số 08 (192) .- Tr. 39-44 .- 362

Bài viết tập trung phân tích những biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm: phụ nữ, trẻ em và lao động phi chính thức ở đất nước Ai Cập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bài viết đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong thực hiện chính sách thích ứng về an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu những tác động của Đại dịch Covid-19 hiện nay.