CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1231 Những khác biệt thú vị giữa “không thể” và “có thể” trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ pháp chức năng / Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Kim Cúc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 8-16 .- 400

Trong khuôn khổ bài báo khoa học, tác giả muốn dung ngữ pháp chức năng soi chiếu vào hai động từ có thể và không thể trong tiếng Việt, tìm sự khác biệt thú vị giữa chúng trên ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học.

1232 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt / Lê Thị Cẩm Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 22-27 .- 400

Phân tích các khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt, từ đó rút ra mô hình khái quát của chúng trên cứ liệu ngôn ngữ này

1233 Biểu hiện cảm xúc giận dữ trong tiếng Việt từ góc nhìn tri nhận / Huỳnh Ngọc Mai Kha, Nguyễn Lưu Diệp Ánh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 28-34 .- 400

Tìm hiểu và phân tích sự tri nhận của người Việt liên quan đến ý niệm giận dữ. Từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận, bài báo phân tích những cụm từ diễn đạt về sự giận dữ trong ngữ cảnh của văn hóa Việt Nam, nhận diện được sự ý niệm hóa đã diễn ra như thế nào trong quá trình tư duy và lập ngôn, từ đó góp phần vào những nghiên cứu về ngôn ngữ Việt, minh chứng cho sự phong phú giàu có của tiếng Việt.

1234 Đặc điểm tiếng lóng của cộng đồng LGBT / Nguyễn Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 43-46 .- 400

Phân tích và chỉ ra một số đặc điểm của tiếng long của cộng đồng LGBT trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa vào một số vấn đề lí luận về phương ngữ xã hội và tiếng long để tìm hiểu về đặc điểm chung của từ ngữ long của cộng đồng LGBT nhìn từ mặt ý nghĩa, các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị trong tiếng Việt và vấn đề sử dụng tiếng long của nhóm LGBT trong xã hội hiện nay.

1235 Ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt - Trung / Nguyễn Phương Liên // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 11(243) .- Tr. 53-66 .- 327

Ngoại giao nhân dân là một trong ba kênh ngoại giao quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hoạt động này góp phần đang kể vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước, giúp quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, không để gián đoạn hay đổ vỡ, ngay cả trong những lúc quan hệ hai nước gặp khó khăn.

1236 Hành động hỏi để cầu khiến và những hành động đáp tương ứng trong cặp tương tác trao – đáp qua lời thoại nhân vật (trên tư liệu tiểu thuyết của Nicholas Sparks) / Nguyễn Hải Long // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(321) .- Tr. 38-45 .- 400

Nghiên cứu, khai thác hình thức, mục đích và ý nghĩa của hành động hỏi để cầu khiến cũng với những hồi đáp tương ứng với chúng. Nhằm mục đích đóng góp them vào lĩnh vực nghiên cứu về mặt lí thuyết của hành động ngôn từ cũng như cho các nghiên cứu sau này.

1237 Văn học so sánh ở Việt Nam : nhìn từ mô hình cận kề / Phạm Phương Chi, Nguyễn Minh Thu // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 3-12. .- 800.01

Phân tích cách tiếp cận của các nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam trong sự quy chiếu đến những diễn giải từ góc độ phê bình hậu thuộc địa đối với bộ môn này hiện nay trên thế giới, nhất là ở Mỹ. Từ các diễn giải này, bài viết quan sát các thực hành so sánh văn học ở Việt Nam, chỉ ra “sứ mệnh dân tộc” được hàm ẩn trong các thực hành này.

1238 Hiện tượng dung hợp văn học đại chúng – thuần túy/ tinh hoa : đối chiếu Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh, Tugumi của Y. Banana từ góc nhìn mạn họa thiếu nữ Nhật Bản / Nguyễn Thị Mai Liên // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 13-20 .- 800.01

Bài viết so sánh những net tương đồng giữa hai tác phẩm từ góc nhìn hội họa manga shoujo để lí giải khả năng phổ biến rộng rãi trong độc giả đại chúng. Từ đó, bài viết đi đến khẳng định, dung hợp văn học đại chúng và thuần túy/ tinh hoa là một nguyên nhân quan trọng tạo nên sức hấp dẫn rộng rãi, sức sống lâu bền của những nhà văn lớn đã xác lập được vị thế của mình trên bản đồ văn học khu vực và thế giới.

1239 Tiêu diễn ngôn từ các cộng đồng thiểu số : đặt cạnh nhau có mẫu anh hùng trong Trái tim hổ của Nguyễn Huy Thiệp và Viên ngọc trai của John Steinback / Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Kim Ngân // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 21-29 .- 800.01

Phân tích và diễn giải quá trình của phương thức “tái huyền thoại hóa” trong văn học hiện đại Đông – Tây và cho thấy sự trỗi dậy/ thách thức của các “diễn ngôn nhỏ” từ các cộng đồng thiểu số trong bối cảnh đối thoại văn hóa song hành cùng xu hướng toàn cầu hóa.

1240 Phác thảo một vài ẩn dụ thiên nhiên trong sáng tác của Ngô Minh Ích và Nguyễn Ngọc Tư qua góc nhìn phê bình sinh thái / Trịnh Thùy Trang // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 101-110 .- 800.01

Tìm hiểu và kiến giải những ẩn dụ của tự nhiên như biểu tượng của nước, văn hóa tộc người, sự gắn kết giữa loài vật và con người gắn với tư duy mĩ học và truyền thống văn hóa của từng cộng đồng người ở Đài Loan và Việt Nam.