CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1221 Các thành phần chính của câu từ góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Văn Hiệp // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 12-27 .- 400

Phân tích và điểm lại vấn đề nòng cốt câu và thành phần chính của câu theo quan điểm của truyền thống, quan điểm chức năng, sau đó tập trung vào quan điểm tri nhận, làm rõ đóng góp của ngôn ngữ học tri nhận về vấn đề này.

1222 Từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Việt – một cách tiếp cận từ bình diện kí hiệu học / Đinh Kiều Châu // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 69-77 .- 400

Nghiên cứu trường hợp liên quan đến “hình hiệu ngôn ngữ”. Lựa chọn nhóm từ chỉ màu sắc tiếng Việt làm đối tượng để tiến hành xem xét, với mong muốn được hiểu rõ hơn về một hiện tượng ngôn ngữ thú vị, cũng như góp phần nhận diện thêm nét bản sắc của một ngôn ngữ được cho là thiên ngữ dụng như tiếng Việt.

1223 Câu hỏi tu từ nhìn từ góc độ lập luận / Lê Thị Thu Hoài // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 89-103 .- 400

Nghiên cứu một số nội dung về câu hỏi tu từ dưới góc độ lập luận. Trình bày những đóng góp của câu hỏi tu từ cho vấn đề lí thuyết lập luận trong ngôn ngữ.

1224 Một vài đặc điểm của vốn từ tiếng Việt trong giai đoạn lịch sử Việt – Mường cổ / Trần Trí Dõi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 3-8 .- 400

Nghiên cứu về một vài đặc điểm của vốn từ tiếng Việt trong giai đoạn lịch sử Việt – Mường cổ. Đồng thời, bài viết cũng cho biết hiện đang có hai cách lí giải khác nhau vẫn được tiếp tục thảo luận về cách thức vay mượn những từ gốc tiếng Hán: tiếng Việt vay mượn thông qua trung gian nhóm tiếng Thái; Cả nhóm tiếng Việt và nhóm tiếng Thái đều vay mượn trực tiếp từ những ngôn ngữ nhóm tiếng Hán.

1225 Handbook và handbook về ngôn ngữ học / Nguyễn Thị Huyền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 9-13 .- 400

Làm rõ khái niệm handbook và giới thiệu cuốn “the handbook of linguistics” để có cái nhìn cụ thể về loại hình ấn phẩm này. Handbook là loại sách phổ biến trên thế giới với cấu trúc và nội dung đặc thù. Handbook có khái niệm tương đương trong tiếng Việt là sổ tay.

1226 Hành động ngôn ngữ khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư / Trần Thanh Vân, Đinh Thị Thu Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 22-29 .- 400

Tìm hiểu hành động ngôn ngữ khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với mong muốn chỉ ra những đặc trưng riêng của việc sử dụng hành động khuyên của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người Nam Bộ.

1227 Từ ngữ chỉ thực vật có quan hệ bao thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam / Nguyễn Thanh Tuấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 30-38 .- 400

Tìm hiểu mối quan hệ bao thuộc của các từ chỉ thực vật xuất hiện trong truyện cổ tích. Đây chính là việc nhìn nhận các từ chỉ thực vật theo cấp loại, coi chúng như một mạng từ, trong đó ý nghĩa của từ có tính chất bao trùm lên những từ thuộc khác trong cùng một hệ thống. Qua đó phản ảnh mối quan hệ giữa từ với hiện thực khách quan hay sự phạm trù hóa hiện thực của con người thông qua các từ ngữ.

1228 Thái độ ngôn ngữ đối với biến thể từ vựng tiếng Việt trên một số trang báo điện tử hiện nay / Trịnh Thị Hà, Vũ Linh Chi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 39-47 .- 400

Tìm hiểu thái độ ngôn ngữ đối với biến thể từ vựng tiếng Việt trên một số trang báo điện tử cùng một vài khuyến nghị góp phần giữ gìn trong sáng của tiếng Việt.

1229 Đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh tên thân mật người Việt giai đoạn 1945-1975 / Nguyễn Thị Uyên // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 12(374) .- Tr. 131-142 .- 400

Phân tích đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa tên thân mật người Việt Giai đoạn 1945-1975, có so sánh với giai đoạn 2015-2019, chúng tôi muốn làm rõ những đặc điểm ngôn ngữ của chúng trong các thời kì khác nhau, từ đó góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng tư duy ngôn ngữ - văn hóa của người Việt trong việc đặt tên cho con cái.

1230 Ngữ âm tiếng Khơ Mú ở Việt Nam / Tạ Quang Tùng // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 12(374) .- Tr. 68-78 .- 400

Miêu tả trường hợp hệ thống ngữ âm biến thể Khơ mũ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên – Việt Nam. Trình bày một số nhận xét trên cơ sở tư liệu so sánh tiếng Khơ Mú Mường Phăng với biến thể Khơ mú ở phạm vi rông Lào, Thái Lan, Trung Quốc.