CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1211 Văn học đại chúng Nhật Bản : sự ra đời, đặc trưng và vị trí của tiểu thuyết thời đại / Đỗ Thị Mai // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 10(248) .- Tr. 69-78 .- 800.01
Giới thiệu về sự ra đời, một số đặc trưng của văn học đại chúng Nhật Bản, bên cạnh đó là phân tích về vị trí của “tiểu thuyết thời đại”, một nhóm các tác phẩm văn học tiêu biểu thuộc dạng văn học đại chúng Nhật Bản giai đoạn 1920-1945.
1212 Hành trình kiến tạo hình ảnh ước lệ trong văn học cổ Trung Hoa và Việt Nam / Nguyễn Kim Châu // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 3-12 .- 800.01
Sự sinh động, phong phú của các hình ảnh ước lệ cũng như việc vận dụng bút pháp ước lệ trong thực tiễn sáng tác văn học cổ Việt Nam và Trung Hoa là cơ sở để đặt ra những vấn đề cần được khảo sát, lý giải như: Các hình ảnh ước lệ đã được hình thành như thế nào trong tiến trình văn học? Tại sao các thi nhân trung đại chỉ chú trọng đến việc sử dụng lặp lại những hình ảnh có ý nghĩa mang tính quy ước hay những công thức miêu tả quen thuộc?...
1213 Văn chương Phan Du - Ở hai phía một đỉnh đèo / Phạm Phú Uyên Châu, Phạm Phú Phong // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 25-33 .- 800.01
Phan Du là cây bít có nhiều đóng góp với văn học Miền Nam kể cả trong sáng tác và nghiên cứu. Bài viết nghiên cứu quan niệm về nghệ thuật của ông, và hệ thống lại văn nghiệp của nhà văn trên hai bình diện chủ yếu : truyện ngắn và biên khảo. Từ đó, bài viết khẳng định giá trị và nét đặc sắc của văn chương Phan Du.
1214 Đổi mới văn học kịch cuối thế kỷ XX (1986-2000) / Nguyễn Thị Minh Thái // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 34-48 .- 800.01
Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc điểm trong quá trình đổi mới văn học kịch cuối thế kỷ XX. Trong bài viết, tác giả chỉ nghiên cứu ngôn ngữ văn học, trong một loại tác phẩm văn chương đặc thù, đó là kịch bản văn học, và hẹp hơn, chỉ nghiên cứu sự đổi mới của loại văn bản này trong giai đoạn cụ thể : từ 1986 đến 2000.
1215 Mối quan hệ con người – tự nhiên trong truyện ngắn Pauxtôpxki / Phan Thị Hà Thắm // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 70-79 .- 800.01
Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để nhận ra sự miêu tả thiên nhiên đầy biểu cảm của Pauxtôpxki và cách tự nhiên phản ánh cảm xúc cá nhân của con người. Thông qua đó người đọc cũng lắng nghe được tiếng nói từ tự nhiên để đi tìm câu trả lời cho những khủng hoảng thời hiện đại và đề xuất một thái độ sống gần gủi thiên nhiên để được chia sẽ và hạnh phúc.
1216 Nghệ thuật tự sự truyền thuyết đô thị Mỹ Latin trong tương quan thần học giải phóng / Nguyễn Thành Trung // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 80-92 .- 800.01
Bài viết đề cập truyền thuyết đô thị từ góc độ lí thuyết, phân tích cấu trúc tự sự và giới hạn khu vực văn hóa lịch sử là Mỹ Latin với trào lưu thần học giải phóng – một trào lưu tư tưởng tôn giáo mang đậm tính chính trị xã hội đặc trưng Mỹ Latin.
1217 Bức tranh ngôn ngữ về động vật trong Quan chiêm lang / Đặng Thị Hảo Tâm, Đàm Vu Tuệ // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 10(372) .- Tr. 3-10 .- 400
Tìm hiểu đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ chỉ động vật trong Koám chiến láng (Hoàng Trần Nghịch, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 2005) trong bài viết này chúng tôi đọc là Quam chiên lang nhằm bước đầu chỉ ra cách tư duy, đặc điểm thế giới quan của người Thái Việt Nam.
1218 Thành ngữ cặp trong tiếng Việt / Đặng Nguyên Giang // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 10(372) .- Tr. 22-29 .- 400
Trình bày cách nhận diện thành ngữ cặp trong tiếng Việt. Phân tích đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ cặp trong tiếng Việt.
1219 Chỉ dấu diễn ngôn định hướng tiếp nhận thông tin trên tiêu đề báo chí bằng phương tiện cú pháp / Đinh Thị Thu Hiền // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 10(372) .- Tr. 59-68 .- 400
Trình bày một số nội dung chỉ dấu diễn ngôn và vai trò của chỉ dấu diễn ngôn trong tiêu đề báo chí. Phân tích một số chỉ dấu diễn ngôn trên tiêu đề báo chí bằng phương tiện cú pháp.
1220 Ngữ pháp tri nhận / Nguyễn Thiện Giáp // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 3-11 .- 400
Trình bày một số nội dung cơ bản về ngữ pháp tri nhận. Ngữ pháp tri nhận về cơ bản là đối nghịch với xu hướng nổi trội trong lý thuyết ngôn ngữ học hiện nay. Nó nới về các hình tượng vào thời điểm mà nghĩa thường được theo đuổi với bộ máy bắt nguồn từ logic hình thức.