CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1081 Hành trình nghiên cứu lí thuyết văn học của Trương Đăng Dung nhìn từ nhân học diễn giải / Phạm Minh Quân // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 55-66 .- 800.01

Bài viết tiếp cận nhà lí luận văn học Trương Đăng Dung và văn bản nghiên cứu từ góc độ nhân học diễn giải. Trên cơ sở giới thuyết nhân học diễn giải, nhìn nhận Trương Đăng Dung với tư cách là một chủ thể diễn giải, chỉ ra những gợi dẫn về nhân học văn học, một chuyên ngành nghiên cứu mới, trong những nghiên cứu của ông về thông diễn học và cộng đồng diễn giải. Từ đó, cung cấp một cách nhìn khác về đóng gớp của Trương Đăng Dung đối với lí luận văn học Việt Nam.

1082 Nhân vật Thnanh-Chey trong các truyện ở Nam Bộ và Campuchia / Thạch Thi Thanh Loan, Thạch Sê Ha // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 67-75 .- 800.01

Trình bày sự tương đồng và khác biệt giữa các bản kể của Việt Nam và Campuchia. Từ đó, bài viết khai thác các giá trị văn hóa của các truyện này trong đời sống của người Khmer ở Nam Bộ nói riếng và ở Campuchia nói chung, góp phần tôn vình và lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của người Khmer.

1083 Viết như là phóng chiếu những hình dung huyển tưởng và thế hệ của mình : trường hợp Dương Nghiễm Mậu / Nguyễn Đình Minh Khuê // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 85-96 .- 800.01

Khái quát, phân tích và lí giải một kiểu hình nhân vật xuất hiện rất thường xuyên trong truyện ngắn và tiểu thuyết Dương Nghiễm Mậu – những người trẻ trở nên khủng hoảng, hoang mang trước sự đổ vở của giá trị gia đình và các thần tượng tinh thần, các lí tưởng dẫn đạo cuộc đời họ.

1084 Đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Asean và Trung Quốc : thực trạng và triển vọng / Vũ Quý Sơn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 2(246) .- Tr. 73-85 .- 327

Phân tích nguyên nhân và quá trình Asean và Trung Quốc thúc đẩy đàm phán COC. Đi sâu lý giải nguyên nhân tại sao Asean và Trung Quốc không thể đi đến thống nhất và ký kết COC trong năm 2021. Tập trung phân tích những nguyên nhân thúc đẩy, hoặc hạn chế khả năng Asean và Trung Quốc ký kết COC trong năm 2022.

1085 Australia với vấn đề Biển Đông / Vũ Xuân Vinh, Nguyễn Ngọc Lan // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 2(263) .- .- 327

Trên cơ sở chỉ ra các lợi ích của Australia, bài viết làm rõ quan điểm, các hoạt động ngoại giao và trên thực địa nhằm bảo vệ lợi ích của nước này cũng như luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Bài viết cũng có những đánh giá về tác động của sự can dự của Australia ở Biển Đông đối với việc bảo vệ an ninh và duy trì hòa bình ở khu vực.

1086 Thực trạng kết nối cứng và kết nối mềm giữa Hàn Quốc với CHDCND Lào / Nguyễn Duy Dũng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 2(263) .- Tr. 3-14 .- 327

Phân tích và làm rõ thực trạng kết nối cứng (cơ sở hạ tầng, logistic…) và kết nối mềm (chính trị, ngoại giao, thương mại đầu tư, viện trợ phát triển chính thức, nguồn nhân lực và văn hóa xã hội) giữa Hàn Quốc và Lào thời gian qua.

1087 Ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đối với Đông Nam Á hiện nay / Nghiên cứu Đông Nam Á // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 2(263) .- Tr. 44-50 .- 327

Tập trung phân tích các nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc như nhân tố địa lý, lịch sử; yêu cầu của chiến lược “vành đai con đường”; hay xu thế cạnh tranh chiến lược về văn hóa giữa các nước lớn ở Đông Nam Á hiện nay. Đồng thời, bài viết đi sâu nghiên cứu mục tiêu và quá trình triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong những năm gần đây.

1088 Vai trò của công tác đối ngoại trong việc phát huy nguồn lực sức mạnh mềm Việt Nam trong tình hình mới / Lê Hải Bình, Lý Thị Hải Yến // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 37-50 .- 327

Nghiên cứu và xác định các yếu tố của nguồn lực sức mạnh mềm Việt Nam, đánh giá thực tiễn công tác đối ngoại phát huy sức mạnh mềm và đề xuất một số giải pháp.

1089 Quan hệ thương mại Việt Nam – Cộng hòa Liên Bang Đức giai đoạn 2010-2020 và triển vọng / Đặng Hoàng Linh, Nguyễn Lan Phương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 51-68 .- 327

Phân tích mối quan hệ thương mại Việt Nam – Cộng hòa Liên Bang Đức giai đoạn 2010-2020. Trong bối cảnh đó, việc đưa quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đức đi vào chiều sâu là cần thiết để hỗ trợ hiệu quả và tích cực cho doanh nghiệp hai bên.

1090 Bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động : thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thị Hương Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 69-84 .- 327

Tập trung làm rõ quan niệm về bảo hộ công dân; thực hiện bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động và đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ở nước ta hiện nay.