CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1091 Dự báo chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Biden và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Đặng Phú Ân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 127-148 .- 327

Tìm hiểu những lợi, khó khăn mà Biden đang gặp phải cũng như những yếu tố truyền thống trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với tư cách nền tảng định hình chiến lược an ninh quốc gia mới, từ đó dự báo một số tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

1092 Công chúng và việc hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 171-194 .- 327

Đề cập một số nhân tố tác động đến thái độ của công chúng đối với việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại như hệ thống chính trị, địa vị xã hội, việc xác định lợi ích và giá trị, khung không gian và thời gian… Bài viết cũng nêu một số điểm cần lưu ý khi đánh giá chính sách đối ngoại, và trong việc tranh thủ dư luận đóng góp vào việc xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại.

1093 Nhìn lại 45 năm quan hệ Việt Nam – Phi-Líp-Pin (1976-2021) / Dương Văn Huy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(125) .- Tr. 47-74 .- 327

Phân tích và đánh giá quan hệ Việt Nam – Phi-líp-pin trong 45 năm qua trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quốc phòng – an ninh, và trong các lĩnh vực khác. Bài viết cũng đề cập một số tồn tại trong quan hệ hai nước hiện nay và triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới.

1094 Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2010-2020 và triển vọng / Nguyễn Vinh Thành, Hàn Lam Giang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(125) .- Tr. 75-98 .- 327

Đánh giá những thành tựu trong hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nửa quan hệ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.

1095 Chiến lược tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình / Lý Thị Hải Yến, Nguyễn Huy Sơn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(125) .- Tr. 117-140 .- 327

Phân tích và nhận định những chiến lược tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình đã tạo ra những tác động vừa trực tiếp, ngay lập tức, vừa tác động gián tiếp và lâu dài tới đa dạng các đối tượng trên sân khấu quốc tế Việt Nam cần phải có chính sách và biện pháp ứng xử phù hợp.

1096 Hợp tác nhóm : lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển đến năm 2030 / Vũ Lê Thái Hoàng, Lê Trung Kiên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(125) .- .- 327

Bài viết đóng góp làm rõ khung phân tích lý thuyết về hợp tác nhóm, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế. Từ đó bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

1097 Chính sách ngoại giao y tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 / Nguyễn Tuấn Việt, Phan Quỳnh Nga // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(126) .- Tr. 7-32 .- 327

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoạch định chính sách ngoại giao y tế của Việt Nam, trong đó có ngoại giao Vắc-xin, cũng như những hoạt động triển khai trên thực tế của ngoại giao y tế Việt Nam.

1098 Hợp tác kiểm soát vũ khí hạt nhân Mỹ - Nga : keo dính ổn định, trách nhiệm nước lớn / Nguyễn Thị Quỳnh Trang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 4(127) .- Tr. 99-120 .- 327

Bài viết xem xét liệu hợp tác kiểm soát vũ khí hạt nhân có tiếp tục đóng vai trò là chất keo dính và lối thoát giúp Mỹ và Nga ổn định quan hệ, thể hiện vai trò nước lớn hay không và triển vọng về hợp tác trong lĩnh vực này thời gian tới sẽ như thế nào.

1099 Ngoại giao thượng đỉnh : lý luận và thực tiễn / Lê Trung Kiên, Trần Xuân Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- số 4(127) .- Tr. 157-176 .- 327

Bài viết góp phần hệ thống hóa định nghĩa, vai trò và đặc điểm của ngoại giao thượng đỉnh; phân tích, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong việc triển khai ngoại giao thượng đỉnh cả cấp độ song phương và đa phương, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong triển khai hoạt động ngoại giao thượng đỉnh của Việt Nam.

1100 Thế khó của Ấn Độ trước khủng hoảng Myanmar / Phan Cao Nhật Ánh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 4(113) .- Tr. 25-30 .- 327

Bài viết phân tích tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Myanmar, lý giải tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ấn Độ trước khủng hoảng Myanmar. Myanmar có vị trí chính trị quan trọng, giữ vai trò kết nối cao trong chiến lược kinh tế của Ấn Độ.