CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1071 Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc trong thời đại 4.0 / Phạm Nguyễn Huy Chinh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 3(247) .- Tr. 68-79 .- 327
Tập trung đánh giá về vai trò của công nghệ đối với Mỹ, Trung Quốc. Phân tích tác động cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung đến thế giới. Đưa ra các hàm ý cho Việt Nam từ xu hướng cạnh tranh công nghệ đang gia tăng này.
1072 Hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh : thực trạng và giải pháp / Bùi Nam Khánh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 3(264) .- Tr. 66-75 .- 327
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh từ năm 2009 đến nay.
1073 Hợp tác giữa các địa phương trong Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia : trường hợp giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapeu (Lào) giai đoạn 2004 - 2017 / Lê Thanh Hải // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 3(264) .- Tr. 76-85 .- 327
Tập trung làm rõ kết quả hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapeu trên cơ sở thực hiện các thỏa thuận hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia và đưa ra một số nhận xét, đánh giá có liên quan.
1074 Độ khó của từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài / Nguyễn Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 12-19 .- 327
Tập trung khảo sát, thống kê, phân loại vốn từ vựng được cung cấp theo các tiêu chí liên quan đến cấu tạo từ và sự thông dụng của từ nhằm xác định được độ khó vốn từ vựng giữa các cấp bậc học, đồng thời đề xuất thang đo độ khó của từ làm cơ sở cho việc hệ thống hóa lượng kiến thức, tạo thuận lợi trong công tác biên soạn, kiểm tra và đánh giá.
1075 Xây dựng ngân hàng dữ liệu tên đường phố ở Việt Nam, từ góc nhìn từ điển học / Trần Thị Hường // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 20-23 .- 400
Tập trung tìm hiểu về việc xây dựng ngân hàng dữ liệu, tiêu chí lựa chọn các tên gọi, đề xuất cấu trúc thông tin của bảng chú thích tên đường phố … đối với địa phương ở Việt Nam.
1076 So sánh hệ thống âm vị đoạn tính giữa tiếng Việt và tiếng Khmer (Campuchia) / Nguyễn Thị Thoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 94-99 .- 400
Hệ thống âm vị của tiếng Việt và tiếng Khmer có nhiều âm giống nhau từ phụ âm đầu, nguyên âm chính đến các âm cuối. Bên cạnh đó, giữa hai ngôn ngữ cũng có nhiều âm vị khác biệt. Tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ có quan hệ nguồn gốc gần gủi – cùng thuộc nhánh Môn – Khmer.
1077 Làm trong cấu trúc gây khiến, kết quả / Nguyễn Vân Phổ // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 3(377) .- Tr. 3-16 .- 400
Phân tích những biểu hiện ngữ nghĩa và ngữ pháp của làm dựa trên những đặc trưng phân biệt “cấu trúc quan hệ”, “cấu trúc gây khiến” và “cấu trúc kết quả”. Cấu trúc gây khiến là một vấn đề được giới nghiên cứu ngôn ngữ học chú ý và bàn luận rất chi tiết trong vài mươi năm nay, từ nhiều góc nhìn khác nhau.
1078 Khái niệm Transitivity trong ngôn ngữ học / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 3(377) .- Tr. 17-27 .- 400
Trình bày khái niệm về Transitivity trong ngôn ngữ học. Trans là một khái niệm rất phức tạp, hay nói chính xác, hướng tiếp cận và triển khai khái niệm này ngày càng trở nên phức tạp và đa diện. Khái niệm Trans được đưa ra ở đây là khái niệm của SFL.Trans là tập hợp gồm các chọn lựa của người sử dụng ngôn ngữ.
1079 Hàn Mặc Tử và Phương Đông siêu thực / Lê Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 35-45 .- 800.01
Khảo sát các quá trình biến đổi thi ảnh: chùm thi ảnh về vũng, về trăng, về nhũng điểm nhìn nhảy múa, về thế giới thần tượng và tư tưởng triết học của âm thanh im lặng trong thơ Hàn Mặc Tử. Qua đó, bài viết đề xuất khái niệm “phương Đông siêu thực” trong thơ Hàn Mặc Tử như một phẩm chất, tài năng, số phận của nhà thơ thay vì là một xu hướng, kĩ thuật đối ứng với chủ nghĩa siêu thực phương Tây.
1080 Hư cấu, phi hư cấu và bản chất của sáng tạo văn học / Trần Đình Sử // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 5(603) .- Tr. 46-54 .- 800.01
Giới thiệu các tư tưởng mới của giới lí luận phương Tây về hư cấu trong văn học, nghệ thuật, trọng tâm là quan niệm của W. Izer về tính chất vượt giới hạn và L. Dolezel về các thế giới khả thể, gợi mở về cách hiểu hư cấu thoát khỏi lối mòn của lí thuyết mô phỏng.