CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
931 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Bùi Văn Trịnh, Lý Phương Thùy, Võ Trường Hậu // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 9-14 .- 332.12
Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) và mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model - FEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Với kiểm định Hausman, mô hình hiệu ứng cố định được lựa chọn để giải thích cho kết quả nghiên cứu. Theo đó, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, dư nợ/huy động vốn, thành viên hội đồng quản trị, thu nhập ngoài lãi, chi phí/doanh thu là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách như: (1) Gia tăng quy mô hoạt động của ngân hàng; (2) Cân đối giữa huy động và cho vay; (3) Xem xét cơ cấu hội đồng quản trị phù hợp; (4) Phát triển các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi phù hợp; (5) Cần quản lí chi phí hiệu quả hơn nữa.
932 Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Thực trạng và một số khuyến nghị / Phạm Ngọc Phong, Võ Thanh Lâm, Hoàng Thùy Linh // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 22-27 .- 332.12
NHTM thông qua hoạt động tín dụng bất động sản để mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bất động sản còn chứa đựng nhiều bất cập như chất lượng tín dụng chưa cao, cơ cấu tín dụng chưa hợp lí, vấn đề nợ xấu gia tăng... Từ đó dẫn đến khi thị trường bất động sản suy giảm, hệ thống ngân hàng lẫn doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều rủi ro. Bài viết bàn về thực trạng tín dụng bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số khuyến nghị.
933 Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3 / Trần Thị Xuân Anh, Dương Ngân Hà // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 34-42 .- 332.1
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tài chính số có tác động tiêu cực tới chỉ số căng thẳng tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3. Nói cách khác, tài chính số có thể thúc đẩy ổn định tài chính thông qua việc giảm căng thẳng tài chính. Bởi vậy, để thúc đẩy ổn định tài chính, mỗi quốc gia cần cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật số như tăng số lượng ATM, tăng số lượng thuê bao di động (đặc biệt là các thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh), tăng số lượng máy chủ Internet và khuyến khích người dân sử dụng Internet.
934 Những tác động mạnh mẽ của cộng đồng kinh tế ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam / Phạm Hữu Doanh, Phạm Ngọc Hòa // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 3-6 .- 330
Bài viết đề cập đến Quá trình hình thành và phát triển của AEC. Tác động của AEC đến Việt Nam. Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng tầm vị thế trong khu vực và thế giới.
935 Phân cấp đầu tư công khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2016–2021 / Phạm Thái Bình, Đặng Văn Cường, Nguyễn Hồng Thắng // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 36-52 .- 332.63
Bài viết này phân tích thực trạng phân cấp đầu tư hiện nay của Vùng so với trung bình chung của cả nước; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phân cấp và nâng cao hiệu quả giải ngân đầu tư công cho Vùng.
936 Yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp. Hồ Chí Minh / Tạ Hoàng Giang, Đinh Hoàng Anh Tuấn, Lê Thị Quỳnh Hảo, Lưu Thắng Lợi // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 208-210 .- 658
Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó, đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả làm việc, giữ chân nhân viên và phát triển đội ngũ nhân viên giỏi trong xu hướng hội nhập hiện nay. Thông qua khảo sát 163 nhân viên đang làm việc tại một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, có 5 nhân tố bao gồm: Bản thân công việc, lãnh đạo, thu nhập – phúc lợi, cơ hội thăng tiến, tính đồng đội tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên, trong đó, nhân tố thu nhập – phúc lợi có tác động mạnh nhất.
937 Để kinh tế số là động lực tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh / Bùi Thị Hoàng Lan // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 211-213 .- 330
Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số được xác định là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, quá trình này cũng đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là khó khăn về cơ chế chính sách, tài chính, nguồn nhân lực số… Bài viết phân tích bức tranh phát triển kinh tế số ở TP. Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng của Thành phố trong tương lai.
938 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ Gen Z / Đỗ Thị Hà Thương, Lê Đình Hạc // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 224-226 .- 332
Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của thế hệ gen Z trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 yếu tố tác động tích cực lên hành vi quản lý tài chính cá nhân của thế hệ gen Z trên địa bàn gồm hiểu biết tài chính, thái độ tài chính và ảnh hưởng của gia đình.
939 Huy động vốn tại ngân hàng Bidv chi nhánh Hồng Hà / Nguyễn Thị Ngọc Quế // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 227-230 .- 332
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng, mang tính chất sống còn đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà, qua đó đề xuất các gợi ý nhằm thu hút và giữ chân các kênh huy động vốn cho ngân hàng một cách ổn định.
940 Chiến lược quản lý cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa / Đoàn Ngọc Long, Võ Văn Mạnh // .- 2023 .- Số 240 - Tháng 9 .- Tr. 97-99 .- 332.1
Bài báo nghiên cứu về quản lý cấu trúc vốn trong các DNNVV, từ đó đề xuất chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn, tối ưu hóa tỷ lệ vốn tự có và vốn vay và quản lý rủi ro tài chính để DNNVV đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội. Quản lý cấu trúc vốn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của DNNVV tại Việt Nam.