CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
911 Đo lường chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế của đội ngũ nhân viên du lịch tại Tp. Hà Nội / Nguyễn Danh Nam, Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Thu Hằng // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 140-142 .- 910
Mục tiêu của nghiên cứu là đo lường chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế của đội ngũ nhân viên du lịch tại TP. Hà Nội. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả, nhân tố khám phá, tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính để xử lý số liệu khảo sát 188 khách du lịch quốc tế đã từng hoặc đang thăm quan du lịch tại TP. Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 yếu tố tác động theo mức độ từ cao tới thấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân viên du lịch theo đánh giá của khách du lịch quốc tế tại TP. Hà Nội: Kiến thức, Trí tuệ - Năng lực, Năng lực tâm lý và Năng lực cảm xúc. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên du lịch đối với khách du lịch quốc tế tại TP. Hà Nội.
912 Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ tài chính cho ngư dân khai thác thủy sản / Nguyễn Viết Đức // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 143-145 .- 332
Nhật Bản, Philippines, Australia là những quốc gia có thế mạnh trong khai thác thủy sản lớn nhất trên thế giới. Ngành khai thác thủy sản hàng năm làm tăng thu ngoại hối, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của các nền kinh tế này. Những kết quả có được là nhờ sự quan tâm của Chính phủ các quốc gia này, trong đó bao gồm việc ban hành các chính sách tài chính hỗ trợ cho ngư dân khai thác ngành Thủy sản. Bài viết đề cập kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ tài chính của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam.
913 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 146-148 .- 330
: Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với một thách thức cấp bách đó là làm thế nào cân bằng giữa tăng trưởng và sự hữu hạn của tài nguyên trong phát triển kinh tế. Điều này chứng minh rằng, nền sản xuất và tiêu dùng tuyến tính là sự phát triển không bền vững và gây tổn hại cho môi trường. Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể dung hòa được bằng cách kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên. Chính vì vậy, nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung xây dựng những lộ trình chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn cho quốc gia để hướng tới tăng trưởng xanh. Bài viết khái quát từ nội hàm đến thực tiễn xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới, qua đó, gợi mở một số kinh nghiệm để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
914 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang liên minh Châu Âu / Thân Văn Thanh // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 151-154 .- 332
Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đang xuất khẩu ra 185 nước trên thế giới. Trong đó, với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, Liên minh châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Bài viết phản ánh tình hình, khó khănthách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến thị trường này, từ đó đề xuất một giải pháp cho thời gian tới.
915 Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam trong bối cảnh mới / Hoàng Thị Hồng Lê, Trần Đình Tuấn // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 5-7 .- 330
Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới.
916 Xuất khẩu hàng hóa bền vững để tăng sức chống chịu, thích ứng của nền kinh tế / Dương Thị Hào // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 8-10 .- 330
khẩu hàng hóa bền vững có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững nền kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dự báo kinh tế toàn cầu trong những năm tới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, khủng hoảng kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát... Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cần có những định hướng chính sách, giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tăng sức chống chịu, thích ứng của kinh tế.
917 Đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam / Trần Thị Nhật Hà, Dương Nguyễn Uyên Minh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 11-13 .- 332
Bài viết đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
918 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam / Lê Minh Khiêm // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 14-18 .- 336.2
Tại Việt Nam, kể từ thời điểm ban đầu được áp dụng dưới hình thức thuế thu nhập đối nhập cao cho đến nay thuế thu nhập cá nhân đã không ngừng được hoàn thiện với đầy đủ đặc trưng của một sắc thuế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Bài viết này đánh giá thực trạng và đề xuất một số đoạn tới.
919 Đề xuất hoàn thiện danh mục sản phẩm, hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường / Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 19-22 .- 336.2
Thuế bảo vệ môi trường là một trong những công cụ kinh tế thông qua việc đánh thuế đối với những sản phẩm, hàng hóa thể hiện định hướng, điều tiết của Nhà nước, nhằm góp phần hạn chế việc tiêu dùng một số sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường. Qua quá trình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường đến nay cho thấy, quy định về các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đã phát sinh một số vấn đề đòi hỏi cần nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tế.
920 Chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng xe ô tô điện tại Việt Nam / Đào Phú Quý, Nguyễn Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 23-28 .- 336.2
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chính sách và chủ trương về việc thúc đẩy và sản xuất xe ô tô thân thiện với môi trường thông qua áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa việc sản xuất và sử dụng dòng xe này, Việt Nam cần rà soát và đề xuất để nâng cao hiệu quả của các chính sách thuế đối với xe ô tô điện. Theo đó, việc xây dựng nghiên cứu về “Chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng xe ô tô điện tại Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, vừa hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ toàn diện hệ thống chính sách ưu đãi đối với ngành sản xuất ô tô thân thiện môi trường, vừa định hướng cho các nhà xây dựng chính sách trong việc hoàn thiện các quy định có liên quan.