Phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam trong bối cảnh các cơ chế chống rò rỉ các-bon trên thế giới
Tác giả: Đặng Thị ThủyTóm tắt:
Việc đo lường chi phí phát thải khí nhà kính (hay còn gọi là định giá các-bon) giữa các quốc gia hiện nay rất khác nhau, có nước chưa áp dụng công cụ định giá các-bon hoặc mỗi nước lựa chọn các công cụ định giá các-bon riêng. Khác biệt trong định giá các-bon xảy ra cùng với quá trình di chuyển của hàng hóa thông qua thương mại quốc tế, đã tạo ra hiện tượng rò rỉ carbon. Rò rỉ các-bon có thể được giảm bớt thông qua cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới (Border Carbon Adjustment - BCA) áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, BCA tạo ra rào cản thương mại gây hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước. Bài viết này sẽ đưa ra cách nhìn khác về BCA và tác động của BCA với phát triển thị trường các-bon của quốc gia.
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam
- Kinh nghiệm thế giới về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng đất khác và bài học cho Việt Nam
- Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số
- Ảnh hưởng của năng lực tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp dược niêm yết ở Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam