CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
211 Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu suất kinh doanh tiền tệ của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tỉnh Trà Vinh / Nguyễn Thái Mỹ Anh // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 233 – 236 .- 332
Nghiên cứu này khám phá những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh tiền tệ của các quỹ tín dụng nhân dân tại Trà Vinh trong giai đoạn (2018-2022). Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm góp phần giúp các quỹ hoạt động ngày càng ổn định, an toàn và bền vững góp phần tạo cơ hội hỗ trợ vốn cho các thành viên, cải thiện đời sống kinh tế địa phương trong thời gian tới.
212 Tổng quan về quản trị chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 / Mai Đức Khánh // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 6 - 9 .- 332
Mục đích quản trị chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là thực hiện việc chuẩn hóa và quy trình hóa toàn bộ quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, điều phối toàn bộ hoạt động thực hiện chiến lược phát triển hải quan; các Kế hoạch cải cách hiện đại hóa trong toàn ngành Hải quan đảm bảo khả thi, đồng bộ, kịp thời. Bên cạnh đó, quản trị chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 nhằm tìm kiếm, phân bổ và tối ưu hóa các nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan các giai đoạn, hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
213 Đảm bảo cơ sở pháp lý, hiện thực hóa quản trị chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 / Kim Long Biên, Nguyễn Thị Thu Hồng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 10 - 13 .- 332
Quản trị chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 là quá trình thực hiện hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, kiểm soát, giám sát quá trình thực hiện Chiến lược phát triển hải quan. Trong quá trình phát triển, ngành Hải quan đã luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, để hiện thực hóa chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2030, hệ thống văn bản pháp luật hải quan đã và đang được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; đặt nền tảng cho việc đổi mới toàn diện hoạt động hải quan hiện đại theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, hướng tới quản lý doanh nghiệp.
214 Quản lý rủi ro hải quan trong kỷ nguyên số / Lê Thị Kim Oanh // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 14 - 16 .- 332
Kỷ nguyên số với việc các công nghệ tiên tiến của cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hải quan. Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã xác định quản lý rủi ro hải quan là một trong những nghiệp vụ quan trọng, nhằm xây dựng ngành Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Theo đó, thời gian qua, công tác quản lý rủi ro đã vừa được triển khai đồng bộ trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan; vừa đồng thời đẩy mạnh việc hoàn thiện số hoá thông tin, số hoá quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro, hướng đến đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số lĩnh vực hải quan.
215 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh với nền tảng số / Cao Huy Tài // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 17 - 19 .- 332
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để đưa Hải quan Việt Nam phát triển theo mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh là một trong những mục tiêu được đặt ra trong chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030. Thời gian qua, việc triển khai xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan gắn với nền tảng số đã có nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan hải quan vẫn còn những tồn tại hạn chế do đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ lâu, không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 do đó cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong thời gian tới.
216 Hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế của Hải quan Việt Nam / Đào Đức Hải, Nguyễn Thị Hiền // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 20 - 23 .- 332
Cùng với sự phát triển ngành Hải quan, công tác hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của ngành Hải quan, tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất, nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới, đồng thời, tăng cường thực thi pháp luật đảm bảo an ninh, chủ quyền lợi ích kinh tế quốc gia. Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 đặt ra mục tiêu về hợp tác quốc tế là “đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới”. Để đạt được mục tiêu trên, Hải quan Việt Nam cần tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp trọng tâm.
217 Hoàn thiện cơ chế quản lý hải quan nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu khi thực thi các FTA thế hệ mới / Vũ Duy Nguyên, Lê Thị Trang // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 24 - 27 .- 332
Phân tích các hành vi gian lận xuất xứ, thực trạng cơ chế quản lý hải quan về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, qua đó chỉ ra hạn chế, nguyên nhân và đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu khi thực thi các FTA thế hệ mới.
218 Tăng trưởng kinh tế - động lực phát triển đất nước / Vương Phương Hoa, Phan Quang Trung // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 28 - 31 .- 332
Bài viết phân tích những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trọng tâm thời gian tới.
219 Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam / Ngô Kiều Hưng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 32 - 34 .- 332
Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển, từ đó, đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tới.
220 Phát triển cụm công nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh mới / Ngô Thị Lan Hương // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 35 - 37 .- 332
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.