Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Tác giả: Lê Thị Hương Trà, Nguyễn Ngọc Hải, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thu Huyền, Trần Thị HuyềnTóm tắt:
Bài viết nhằm mục đích đánh giá sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia trong khu vực châu Á. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính. Kết quả cho thấy, thực trạng cung cấp và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số tại châu Á có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, các dịch vụ này nhìn chung vẫn chưa phổ biến đối với các đối tượng yếu thế, một số khía cạnh tài chính số vẫn có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu khái quát một số hàm ý chính sách để cải thiện, thúc đẩy sự phát triển của tài chính số tại châu Á.
- Một số biểu hiện về kinh tế trong mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và cục diện thế giới
- Thay đổi địa kinh tế thế giới và thời cơ của Việt Nam : vài hàm ý đối với phát triển của Đà Nẵng
- Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về kinh tế xanh trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Buôn Hồ (Đắk Lắk)
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam