CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
1131 Bàn về thể chế huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Đoàn Phương Thảo, Vũ Ngọc Hoàng // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 75 - 78 .- 332

Trong thời kỳ đổi mới, công tác xây dựng thể chế huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được Nhà nước quan tâm và từng bước hoàn thiện. Thông qua các quy định pháp luật, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ và tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn lực, trong đó nguồn vốn có vai trò quan trọng, tuy nhiên, rào cản về thể chế từ phía Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất lớn. Bài viết này làm rõ thể chế cho huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số giải pháp hoàn thiện.

1132 Thực trạng giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay / Lê Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 4 - 6 .- 330

Asia kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước cho đến nay, xoá đói giảm nghèo luôn là chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói chung và góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên đất nước nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng giảm nghèo dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì thế, phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay là điều kiện quan trọng để đánh giá đúng tình hình cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp.

1133 Một số nét về ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam / Lê Trần Hà Trang // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 7 - 9 .- 368.2

Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm thương mại ở Việt nam là sự ra đời của công ty bảo hiểm đầu tiên (Công ty Bảo hiểm Việt Nam) vào năm 1965. Cho đến nay, ngành bảo hiểm thương mại đã có những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bài viết làm rõ một số nét về ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam kể từ khi ra đời đến nay.

1134 Hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam / Bùi Quỳnh Anh Khoa // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 10 - 12 .- 368

Bài viết tập trung nghiên cứu về hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành.

1135 Ảnh hưởng của EVFTA và EVIPA đến kinh tế số Việt Nam / Lương Đình Thành // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 13 - 15 .- 330

Kinh tế số đang trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới. Trải qua 10 năm phát triển, kinh tế số Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn theo sau và tranh thủ sự hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Liên minh Châu Âu. Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU – Việt Nam (EVIPA) sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cao hơn trong việc tiếp cận công nghệ của Liên minh Châu Âu. Bài viết đánh giá những ảnh hưởng của EVFTA và EVIPA đến phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới.

1136 Giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 / Đỗ Tất Cường // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 6 - 10 .- 332

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt việc sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế nước ta đã bộc lộ một số điểm hạn chế cố hữu. Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, bài viết đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch và tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế của những tháng tiếp theo năm 2023 và trong năm 2024.

1137 Chính sách tài khóa tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế / Lê Thị Thùy Vân // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 11 - 14 .- 332

Bài viết phân tích những kết quả đạt được của chính sách tài khóa với những điểm nhấn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, nhận diện những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp cho những tháng cuối năm.

1138 Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 15 - 17 .- 332

Nền kinh tế sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã dần được vực dậy nhờ việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, sự nỗ lực của chính người dân và doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế các năm 2021-2022 của Việt Nam đạt được kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá là “điểm sáng” trong phục hồi kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng trên có phần đóng góp rất lớn từ chính sách tăng chi đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

1139 Giải pháp điều hành giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát / Nguyễn Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 18 - 20 .- 332

2023 là năm đáng chú ý đối với kinh tế Việt Nam, khi nền kinh tế vừa thoát khỏi đại dịch COVID-19 nhưng lại đối mặt với nhiều thách thức về lạm phát cao, sự suy giảm nghiêm trọng trong tiêu dùng, đầu tư và có một số dấu hiệu của suy thoái kinh tế. Vì vậy, việc xem xét diễn biến chỉ số tiêu dùng (CPI) các tháng đầu năm 2023 có ý nghĩa quan trọng để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp điều hành giá cả thị trường nhằm kiểm soát lạm phát. Từ khóa:

1140 Khơi thông dòng vốn tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 21 - 25 .- 332

6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát tình hình thực tiễn, kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ các công cụ và giải pháp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Kết quả đạt được là đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những thách thức không nhỏ đến từ nhiều phía. Bài viết đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, phân tích những khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của khu vực doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng hấp thụ và tiếp cận vốn của khu vực này.