CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
41 Bàn về ngữ nghĩa hai chữ “quân” (君) và “thần” (臣) / Phạm Thị Thanh Vân, Hoàng Ngọc Nguyễn Hồng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 3(247) .- Tr. 61-67 .- 495.1

Bằng phương pháp miêu tả, phân tích và thống kê, đi sâu khảo sát nghĩa của hai từ 君 quân và 臣 thần, nhằm làm nổi bật quan niệm đẳng cấp xã hội của người xưa.

42 Chính sách và cách ứng xử của người Việt với người Hoa ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm / Đinh Khắc Thuận // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 1(245) .- Tr. 47-57 .- 400

Giới thiệu một vài khía cạnh trong chính sách và cách ứng xử của người Việt với người Hoa, nhằm quản lý, giữ gìn an ninh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa sinh sống, làm ăn vì lợi ích của họ và đóng góp cho lợi ích quốc gia.

43 Ẩn dụ cấu trúc tình cảm trong tiếng Trung / Nguyễn Thu Trà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(375) .- Tr. 35-45 .- 400

Nghiên cứu một loại ẩn dụ trong tiếng Trung đó là các ẩn dụ biểu thị tình cảm để góp phần giải quyết những vấn đề lí thuyết và thực tiễn giảng dạy ngôn ngữ đặt ra.

44 Lỗi và cách khắc phục lỗi khi sử dụng từ đồng nghĩa, cận nghĩa trong tiếng Hán hiện đại / Trương Gia Quyền, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trương Phan Châu Tâm, Huỳnh Nguyễn Thùy Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 57-64 .- 400

Thu thập và phân tích lỗi sai của sinh viên trong quá trình sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa để tìm hiểu về mức độ phát sinh lỗi sai và các loại hình lỗi sai, đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi sai ấy, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiếu tỉ lệ lỗi sai của sinh viên.

45 Phát âm lệch chuẩn "âm bình" và "khứ thanh" trong tiếng Hán hiện đại của người học Việt Nam (trên cứ liệu thực nghiệm phân tích) / Nguyễn Thị Thùy Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 65-72 .- 400

Phân tích thực nghiệm trên cứ liệu phát âm bình và khứ thanh trong tiếng Hán phổ thông của người học Việt Nam. Từ đó thống kê và phân loại những dạng phát âm lệch chuẩn phổ biến đối với hai thanh điệu này, chỉ ra nguyên nhân, theo đó là giải pháp khắc phục.

46 Sử dụng các cấu trúc so sánh ngang bằng trong tiếng Hán hiện đại / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 12(320) .- Tr. 89-93 .- 495.17

Nghiên cứu tình hình sử dụng các cấu trúc so sánh nganh bằng trong tiếng Hán từ góc độ thống kê định lượng kho ngữ liệu. Qua đó, cung cấp cái nhìn tổng thể về cấu trúc so sánh ngang bằng trong tiếng Hán, chỉ ra các kiểu cấu tạo và các phối hợp thường dùng của người Trung Quốc.

47 Nghĩa của chữ 孝 hiếu với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên / Phạm Ngọc Hàm, Nguyễn Thị Hồng Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(321) .- Tr. 82-87 .- 400

Tổng hợp, phân tích, làm nổi rõ tính chất biểu ý và hàm ý của chữ 孝 hiếu, từ đó liên hệ đến phương pháp dạy chữ kết hợp với bồi dưỡng đạo đức truyền thống, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên, nhất là sinh viên các trường chuyên ngữ.

48 Sử dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên không chuyên / Ngô Thị Khánh Chi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 75-83 .- 400

Nghiên cứu mô hình Blended leaning cũng như thực tế học tập tiếng Trung của sinh viên không chuyên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ dó đưa ra quy trình cấu trúc bài giảng ứng dụng Blended learning và thuwch nghiệm sư phạm trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên.

49 Đặc điểm của hành động ngôn ngữ “tặng” trong tiếng Hán hiện đại / Nguyễn Thị Minh Khoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 97-102 .- 400

Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của hành động ngôn ngữ “tặng” trong tiếng Hán hiện đại, chỉ ra các phương thức ngôn ngữ của hành động ngôn ngữ tặng. Khảo sát cách sử dụng các phương thức ngôn ngữ tặng theo phân tầng xã hội qua 8 bộ phim truyền hình Trung Quốc.

50 Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành biên – phiên dịch, ngành ngôn ngữ Trung Quốc / Võ Trung Định // .- 2021 .- Tập 5 số 2 .- Tr. 149-161 .- 495.1

Nghiên cứu điều tra phản hồi của người học chuyên ngành biên – phiên dịch về mức độ phù hợp của phương pháp dạy học đối với từng học phần, từ đó đề xuất điều chỉnh đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với định hướng nghề nghiệp thời kỳ mới. Kết quả nghiên cứu đã làm cơ sở cho nhiều kiến nghị đối với cơ sở đào tạo cũng như giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành biên – phiên dịch tiếng Trung Quốc.